Xây dựng niềm tin với khách hàng là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp và người bán hàng gặp phải! Sự thành công của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào độ tin cậy của khách hàng. Bởi khi có niềm tin khách hàng mới tiếp sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Bài viết này, Trần Thịnh Lâm sẽ cùng bạn tìm ra những cách để có thể xây dựng niềm tin với khách hàng nhé!
Đầu tiên hãy thử đặt mình là người mua hàng, nếu khách hàng mua các sản phẩm của bạn! Lý do gì khiến họ không ngần ngại để xuống tiền? Hãy thử trả lời một số câu hỏi ví dụ như:
- Trang web bán hàng của bạn có an toàn với thao tác giao dịch bằng thẻ tín dụng?
- Dữ liệu của cá nhân của khách hàng khi mua hàng có được đảm bảo an toàn không?
- Sản phẩm có đúng như hình ảnh không?
- Hàng có được giao đúng thời gian không?
- Mua sản phẩm có được bảo hành không?
Những cách nào để bạn khách hàng luôn tin tưởng doanh nghiệp của bạn?
Cách xây dựng niềm tin với khách hàng
Bảo mật thông tin khách hàng
Bảo mật các thông tin khách hàng là yếu tố đầu tiên giúp khách hàng tin tưởng vào công ty của mình. Hãy đảm bảo rằng khách hàng sẽ cảm thấy an toàn khi mua hàng. Ngay cả khi không bán sản phẩm thông qua các trang thương mại điện tử, khách hàng vẫn sẽ truy cập vào trang web của doanh nghiệp.
Mức độ an toàn mà khách hàng cảm nhận được tại đây có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự tin tưởng vào thương hiệu.
Xem thêm: ĐỊNH VỊ CHUYÊN GIA – Công Thức Trở Thành Chuyên Gia Trong Lĩnh Vực Của Bạn!
Truyền thông thương hiệu với các giải pháp Marketing Online
Việc sử dụng mạng xã hội để truyền thông và giới thiệu thương hiệu của mình sẽ khiến bạn dễ dàng có nhiều lượt tiếp cận hơn. Ví dụ: Trên Facebook bạn có thể sử dụng các giải pháp marketing online, đây sẽ là các công cụ giúp bạn đẩy bài hoặc chạy quảng cáo hiệu quả. Khi đầu tư chạy quảng cáo bài đăng và thương hiệu của bạn sẽ lan tỏa rất nhanh và rộng rãi.
Thực hiện truyền thông và quảng bá là để khách hàng có thể tìm thấy doanh nghiệp của bạn khi họ có nhu cầu. Nếu khách hàng có thể dễ dàng tìn thấy thương hiệu của bạn, điều này chứng tỏ sự phát triển và một thương hiệu uy tín có nhiều người biết, tin dùng sản phẩm.
Giữ uy tín bằng cách hành động
Lời nói luôn cần đi kèm với hành động, thậm chí bạn cần sử dụng hành động nhiều hơn là nói. Doanh nghiệp cần chủ động và chăm sóc khách hàng của họ, điều này thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của công ty. Nhất là hiện tại, việc kinh doanh online mất khá nhiều lòng tin của khách hàng. Họ sợ sản phẩm không giống hình ảnh, mô tả trên các trang mạng vì vậy nếu họ đã tin bạn một lần thì họ sẽ tiếp tục mua hàng của bạn
.
Hãy thực hiện các dịch vụ của mình một cách tốt nhất. Ví dụ: Với việc vận chuyển bạn nên bảo đảm hàng đến tay khách hàng lành lặn, nguyên bản, đổi trả nếu có sai sót. Như vậy khách hàng sẽ yên tâm mua hàng của bạn hơn.
Giải quyết các phản hồi
Đây có thể là câu slogan (Khẩu hiệu) quen thuộc của các cửa hàng, doanh nghiệp. Đã là khách hàng hãy đối xử với họ nhiệt tình và hết mình. Có như vậy mới tạo thiện cảm và sự quan tâm của bạn đối với khách hàng.
Rất nhiều doanh nghiệp luôn có bộ phận chăm sóc khách hàng, luôn lắng nghe và trả lời nhanh nhất có thể để ghi nhận ý kiến của khách hàng. Điều này rất tốt, nếu có thể giải quyết những phản ảnh hoặc góp ý ngay thì khách hàng đó có thể trở thành khách hàng trung thành của bạn.
Xem thêm: Hoạt động giúp Digital Marketer hoạt động ĐA NĂNG & PHÁT TRIỂN BẢN THÂN tốt nhất!
Cá nhân hóa thương hiệu
Sự tương tác giữa nhân viên và khách hàng là rất quan trọng, đặc biệt là bắt nguồn từ sự chân thành và nhiệt tình. Sự thay đổi nhỏ này sẽ làm cho thương hiệu của bạn có “chất người” hơn, và có thể khiến cho khách hàng có ấn tượng mạnh mẽ hơn.
Quảng cáo đúng sự thật
Sự giả dối sẽ làm bạn mất đi khách hàng của mình, niềm tin không phải là thứ đã mất đi rồi có thể xây dựng lại dễ dàng. Có nhiều khách hàng sẽ không chấp nhận bỏ qua dù bạn cố gắng tìm mọi cách để khắc phục.
Vì vậy bạn nên chọn cho mình sự thành thật, dù sự thành thật đó chưa mang lại sự hài lòng cho khách hàng của bạn nhưng họ vẫn sẵn lòng để bạn có thể xử lý tốt hơn. Đừng để khách hàng của bạn phải mông lung lo nghĩ hay mập mờ trong vấn đề gì hãy để họ hiểu rõ ràng nhất bằng sự chân thành từ bạn.
Nhân viên thân thiện và chuyên nghiệp
Phong cách làm việc từ đội ngũ nhân viên của bạn sẽ toát lên sự chuyên nghiệp của công ty bạn. Nhiệt tình, năng động và chủ động trong mọi trường hợp sẽ chứng tỏ năng lực làm việc trong khả năng chăm sóc khách hàng và xử lý tình huống hợp lý khiến khách hàng yên tâm sử dụng sản phẩm của công ty bạn.
Xem thêm: Làm thế nào để tăng doanh số bán hàng online 2020?
Cho khách hàng trải nghiệm
Trong thời đại 4.0 hiện nay thì việc để khách hàng có trải nghiệm là rất quan trọng, “ tai nghe không bằng mắt thấy, mắt thấy không bằng tay sờ” lời nói đa phần không cho khách hàng có sự tin tưởng bằng việc cho họ tự cảm nhận sản phẩm của bạn.
==> Nếu bạn làm được điều này khả cao bán được hàng trong việc kinh doanh của bạn.
Việc gây dựng niềm tin là yếu tố quan trọng để bạn có thể thành công kinh doanh, vì vậy hãy từ từ tạo sự tin tưởng trong lòng mỗi khách hàng của bạn. Hãy chứng minh doanh nghiệp của bạn chuyên nghiệp và uy tín!
Điều gì sẽ xảy ra nếu mất đi một khách hàng?
Tiền của họ
Có thể nhiều doanh nghiệp với họ mất đi một khách hàng là không hề hấn gì, nhưng hãy thử nghĩ xem bạn sẽ mất bao nhiêu và bao lâu để có thể có một khách hàng. Do vậy, dù là chỉ một khách hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn, trước mắt thì sẽ là mất đi 1 cơ hội kiếm tiền, xa hơn là mất đi sự chia sẻ tốt và nhận được những phản hồi xấu từ 1 khách hàng.
Bạn hoàn toàn có thể Marketing từ khách hàng của mình mà, vì vậy đừng để tuột mất cho mình bất kỳ cơ hội đến từ bất kỳ khách hàng nào của mình.
Cơ hội bán hàng (mất vào tay đối thủ)
Khi khách hàng không sử dụng sản phẩm của bạn, không tin tưởng doanh nghiệp của bạn không đồng nghĩa với việc họ không tìm cho mình những lựa chọn khác từ doanh nghiệp khác. Hãy luôn phóng tầm nhìn của ra để thấy được lợi ích cũng như giá trị khi khách hàng tin tưởng bạn.
Giữ chân khách hàng là điều cần thiết và quan trọng để phát triển một doanh nghiệp, hãy luôn để họ duy trì lòng tin và trung thành với doanh nghiệp của bạn!
Trên đây là những chia sẽ cũng như nhận định của Trần Thịnh Lâm. Nếu bạn thấy hay hoặc có ý kiến khác hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Lời khuyên chọn đồng sáng lập? Cách chia tỷ lệ phần trăm khi khởi nghiệp kinh doanh?
REVIEW SƠ BỘ VỀ DỰ ÁN WINERP – QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN PHẦN MỀM ERP SAU 2 NĂM
Bí Quyết Kinh Doanh Nhỏ Và Cách Tạo Dựng Mô Hình Kinh Doanh Nhỏ Thành Công