Nguyên tắc 1/3 là gì ?
Nguyên tắc 1/3 như là chọn lựa mặc định về sắp xếp bố cục đối với hầu hết những người chụp ảnh, là nguyên tắc hướng dẫn phổ biến nhất.
Cơ bản, trong quá trình sắp xếp bố cục một bức ảnh, nó đòi hỏi khung hình phải được chia làm chín hình chữ nhật bằng nhau bởi bốn đường thẳng cắt nhau, trong đó hai đường cắt khung ảnh thành ba phần theo hàng ngang, hai đường còn lại cắt thành ba phần theo hàng dọc.
Tác dụng của nguyên tắc tỷ lệ 1/3
Thậm chí trong quá khứ, các nhà thẩm mỹ học và thường thức học đã có các nghiên cứu với nguyên tắc tỷ lệ 1/3 này. Họ chỉ ra rằng các chi tiết nằm dọc theo khung hình sẽ giúp bức ảnh trở nên bao quát và có hồn hơn hẳn so với các bức ảnh đặt chủ thể làm trung tâm.
Các ấn tượng thị giác cũng từ đó cảm thấy sự hấp dẫn khi người xem bị dẫn dắt bởi việc sắp xếp các chi tiết trong tấm ảnh.
Hãy cùng phân tích kỹ hơn theo tấm ảnh phía dưới:
Hãy tưởng tượng bạn muốn chụp một bức phong cảnh hùng vĩ với căn chòi là chủ thể chính của tâm hình. Tuy nhiên, thay vì chúng ta chụp theo một phản xạ tự nhiên là đặt chúng vào giữa tấm hình, người nhiếp ảnh gia này lại kéo léo đặt nó dọc theo đường dóng dọc theo nguyên tắc 1/3. Thậm chí, một trong những cửa sổ của căn chòi chạm điểm tiếp xúc của 2 đường gióng dọc và ngang.
Kết quả đúng theo ý muốn của nhiếp ảnh gia: thay vì ngay lập tức nhìn vào căn chòi (như khi đặt chúng vào trung tâm tấm ảnh), người xem sẽ phải men theo toàn bộ tấm hình để có thể quan sát được căn chòi, từ đó vô hình chung dẫn dắt người xem thưởng thức toàn bộ tấm hình mà không có chi tiết nào bị bỏ phí, bao gồm cả căn chòi cũng như phông nền hùng vĩ phía sau.
Tại sao nguyên tắc 1/3 lại phổ biến ?
Nguyên tắc Một Phần Ba xuất phát từ tỉ lệ vàng nổi tiếng, vốn là một cách sắp xếp bố cục và nguyên tắc tỉ lệ dựa trên dãy số Fibonacci (trong đó một con số được xác định bằng cách cộng hai con số đứng trước nó). Các bạn có thể tìm hiểu Dãy Fibonacci ở Wikipedia.
Nguyên tắc này “tỉ lệ vàng”, một tỉ lệ của cái đẹp. Một sự thống nhất hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật. Rất nhiều nhà nghệ thuật thời phục hưng như Da vinci hay Angelo… đều lấy nó làm tỉ lệ chuẩn trong các tác phẩm của mình. Họ gọi nó là “tỉ lệ thần thánh”.
Nếu bạn có tỉ lệ của 2 đại lượng nào đó là con số xấp xỉ 1,6180… thì người ta gọi đó chính là “tỉ lệ vàng”, chính vì khi lấy số đứng sau chia cho số đứng trước trong dãy Fibonacci, chúng ta được một con số xấp xỉ tỉ lệ vàng này.
Và, nếu bạn quá ngạc nhiên khi thấy nghệ thuật và toán học có điều gì đó chung, thì hãy thôi đi – tỉ lệ vàng đã từng được biết đến cách đây hơn nghìn năm. Dù gì đi nữa, tỉ lệ vàng là một tỉ lệ mà người ta thấy hết sức bắt mắt và tự nhiên. Cơ bản nó được cân nhắc để xác định sự cân đối, và cũng được tìm thấy không chỉ trong các đối tượng nghệ thuật, mà ngay cả trong thiên nhiên và được ứng dụng trong kiến trúc, hội hoạ, và mãi sau này mới ứng dụng trong nhiếp ảnh.
Quy luật bố cục khung hình
1. Đơn giản hoá khung hình
Khi bạn nhìn vào khung hình với đôi mắt của mình, bộ não của bạn tự động chọn ra một thứ thú vị nhất. Nhưng máy chụp hình không làm được việc này – nó ghi lại mọi thứ trong tầm ống kính, điều này gây ra sự rối rắm cho bức hình, không có điểm cần tập trung.
2. Làm đầy khung hình
Khi bạn chụp một khung cảnh lớn, sẽ khó khăn để thấy được chủ thể nào bạn cần hướng tới, và bạn sẽ cần zoom thế nào. Thực tế, để lại quá nhiều không gian trong tấm hình hoá ra lại là một lỗi bố cục phổ biến. Nó sẽ khiến chủ thể của bạn nhỏ hơn và khiến người xem thắc mắc điều gì nhiếp ảnh gia cần hướng tới.
3. Tôn trọng tỉ lệ
Rất dễ để mắc kẹt với những khung hình theo chiều ngang. Thay vào đó hãy thử chụp theo chiều dọc, sau đó có thể thử vài vị trí hoặc zoom để thử những style khác. Bạn có thể chọn kiểu ngang hay dọc khi crop tấm hình sau này.
Sau cùng, rất hiếm khi những chủ thể trong đời thực nằm vừa vặn với cảm biến của máy ảnh. Hãy thử crop trong tỉ lệ 16:9 để có hiệu ứng màn hình rộng, hoặc hình vuông của những máy ảnh trung bình.
4. Tránh những gì ở giữa
Khi bạn mới “hành nghề” bạn có sở thích đặt tất cả những gì bạn thích vào giữa khung hình. Đây là cách chọn bố cục sai cơ bản, khiến tấm hình nhàm chán. Một trong những cách để tạo sự tập trung là quy luật 1/3 theo cả chiều dọc và ngang.
Hãy cố gắng để chủ thể của bạn ở trên 1 đường 1/3 dọc hoặc ngang. Đừng để chủ thể cần tập trung ở giữa, hãy để lệch qua một bên theo tỉ lệ – bạn có thể thử để kiểm chứng hiệu quả của nguyên tắc đơn giản này.
5. Sử dụng đường dẫn
Một bố cục kém sẽ khiến người xem không biết nên nhìn vào đâu, và ánh mắtcủa họ có thể là xung quanh tấm hình mà không thấy ra nơi cần tập trung. Vì vậy bạn cần có những đường dẫn để làm chủ ánh mắt người xem.
Tạo nên những đường dẫn cho phép một cảm giác rõ ràng về góc nhìn và chiều sâu tấm hình, hướng mắt vào chủ thể. Những đường cong có thể dẫn dắt mắt bạn khám phá khung hình, dẫn bạn tới chủ thể.
6. Sử dụng đường chéo
Đường chân trời nằm ngang thường tĩnh tạo cảm giác bình yên, còn các đường đứng tạo cảm giác ổn định cân bằng. Để tạo hiệu ứng của phim ảnh, của sự chuyển động hoặc sự không chắc chắn, hãy tìm kiếm những đường chéo.
Bạn có thể không cần làm gì nhiều với việc dịch chuyển vị trí cần tập trung của máy để có một góc nhìn rộng và tạo ra một đường xéo. Với ống góc rộng bạn có thể đưa máy xuống thấp để có góc độ này.
7. Nền background
Không chỉ là tập trung vào chủ thể – bạn cũng cần nhìn vào điều gì xuất hiện ở phía sau nền nữa. Điều này gắn với việc đơn giản hoá và làm đầy khung hình. Bạn không thể thường xuyên loại trừ nền một cách hoàn hảo, những dĩ nhiên bạn có thể làm chủ nó.
8. Phá vỡ các nguyên tắc
Bố cục hình ảnh như là một ngôn ngữ hình ảnh – bạn cần sử dụng nó để khiến tấm hình nói lên thông điệp. Trong trường hợp nào, chúng ta cũng cố sử dụng vài từ để nói lên thông điệp của mình -hình ảnh cũng vậy. Và chúng ta có thể bỏ qua các nguyên tắc để hoàn thành mụch đích.
Thực hiện nó một cách tình cờ, không cân nhắc. Thực hiện nó khi bạn hiểu về các nguyên tắc bố cục và sau đó phá vỡ nó với mục đích tạo những thứ tươi mới. Không phải lúc nào phá vỡ nguyên tắc cũng tốt, nhưng đôi khi nó tạo nên những hiệu quả tuyệt vời.
Tạm kết
Nguyên tắc 1/3 chắc chắn đáng để nghiên cứu. Vâng, có thể nó là hướng dẫn dành cho đại chúng, nhưng đúng đắn, vì thế, vừa dễ học lại vừa hiệu quả. Tuy nhiên, việc bạn có nhất mực nghe theo hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Xem thêm: Nghệ thuật chốt Sales đỉnh cao, nhanh gọn, hiệu quả bất ngờ
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Idesign, Academy, Vuanhiepanh)