Bạn đã nghe đến thuật ngữ SEO (Search Engine Optimization). Vậy lợi ích của Seo là gì? Đâu là những chỉ số quan trọng trong SEO? Đâu là những sai lầm hay mắc phải trong SEO? Trong bài viết này, Trần Thịnh Lâm sẽ giúp bạn hiểu một cách đầy đủ nhất.
Lợi ích của SEO
1. Tăng nhận thức sản phẩm, thương hiệu
Nhận thức của khách hàng tiềm năng với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Đây là thời điểm đầu tiên trong chuỗi hành trình khách hàng mà mọi doanh nghiệp phải thiết lập.
Tăng mức độ nhận thức sản phẩm, thương hiệu là lợi ích đầu tiên của Seo. Khi bạn làm Seo hay đầu tư cho việc làm Seo. Một loạt các hoạt động trong và ngoài kênh tiếp thị của doanh nghiệp sẽ phải được triển khai. Từ việc phát triển hệ thống Content Marketing mô tả về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu.
2. Thúc đẩy bộ từ khoá của doanh nghiệp đứng top
Thuật ngữ “bộ từ khóa” thường chỉ quen thuộc với những doanh nghiệp đã và đang áp dụng Digital Marketing. Bộ từ khóa là danh sách các từ khóa, cụm từ khóa, thứ ngôn ngữ mô tả nhu cầu tìm kiếm từ phía khách hàng.
3. Phát triển lượng khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng
Nếu doanh nghiệp của bạn đã và đang có đủ lượng khách hàng tiềm năng hoặc doanh số đang ổn định. Có thể bạn sẽ ít hoặc chưa quan tâm đến Seo, việc đó là bình thường. Tuy nhiên nếu cần tăng trưởng và bền vững hơn thì bạn nên suy nghĩ đến việc đầu tư cho Seo.
4. Phương thức tiếp thị bền vững và thân thiện
Bản chất Seo là phương pháp giúp bạn đẩy các từ khóa lên vị trí top đầu của kết quả tìm kiếm. Việc tìm kiếm dựa trên nhu cầu hiện hữu của người dùng. Chính vì vậy sẽ ít có yếu tố spam và tất nhiên thân thiện hơn với người dùng.
5. Rèn luyện cách tư duy
Nghe không hề liên quan, nhưng thực sự rất ý nghĩa. “Rèn luyện cách tư duy”, đây là một lợi ích của Seo đáng kể nhất là đối với người đứng đầu, chủ doanh nghiệp. Bạn là người nhiều ý tưởng, dám nghĩ, dám làm, dám thách thức, dám chấp nhận rủi ro. Khi bạn đầu tư làm Seo bạn bắt buộc phải nắm rõ kỹ thuật seo sau:
- Xây dựng được mục tiêu rất rõ ràng và chi tiết
- Tư duy sáng tạo và phát triển nhiều ý tưởng hay
- Hoạch địch chiến lược Seo thông minh và hiệu quả
- Nỗ lực không mệt mỏi để chạy tiến độ, “chạy nhanh hơn đối thủ”
- Gạt bỏ những “cám dỗ” theo kiểu “nhàn hạ và lương cao”. Làm thực sự, chơi đúng luật.
- Cảm nhận sự thăng hoa khi đứng top…
Những chỉ số đo lường quan trọng trong SEO
1. Thứ hạng từ khóa
Đây gần như là công việc hàng ngày mà bất cứ SEOer nào cũng phải thực hiện. Nếu từ khóa của bạn chỉ vài chục từ là chuyện khá đơn giản nhưng nếu từ khóa bạn vài trăm từ thì đây là công việc sẽ mất rất nhiều thời gian nếu bạn làm việc này bằng tay. Một vài công cụ giúp bạn theo dõi thứ hạng từ khóa dễ dàng hơn:
- Positionly.com
- Agencyanalytics.com
Với việc sử dụng công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa giúp bạn ghi nhận lại sự thay đổi thứ hạng từ khóa trong quá trình làm SEO. Và cứ mỗi lần bạn thêm 1 từ khóa mới vào danh sách cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát.
2. Backlink và Root domain
Mặc dù hiện nay kết quả SEO phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố onpage và tương tác của người dùng trên website. Nhưng yếu tố Backlink vẫn đóng 1 vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thứ hạng từ khóa mà bạn đang làm SEO.
Bạn có thể dùng công cụ chuyên nghiệp là Ahrefs.com hoặc 1 tools tích hợp có tên là Agencyanalytics.com để phân tích.
3. Truy cập từ tìm kiếm tự nhiên (Organic Search Traffic)
Bạn nên xem thử có bao nhiêu truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên trong ít nhất 1 tháng và hãy chắc chắn rằng nó có sự tăng trưởng. Tốt nhất là nên bạn nên xem sự thay đổi trong vài tháng vì những thay đổi của Google có thể ảnh hưởng đến truy cập từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên của bạn.
Bạn có thể xem truy cập từ tìm kiếm tự nhiên bằng cách truy cập vào phần “Đối tượng”. Truy cập này Google Analytics cho bạn xem 1 tháng, bạn có thể điều chỉnh lại thời gian lâu hơn bạn muốn.
4. Thời gian trung bình trên trang (Average time on-page)
Với những nội dung hấp dẫn và có tính liên quan đến nhu cầu tìm kiếm của khách truy cập thì họ sẽ ở lại xem; còn không thì họ sẽ tự rời bỏ đi. Do đó, bạn nên phát triển nội dung đáp ứng nhu cầu của khách tiềm năng. Bạn có thể xem “4 Tips xây dựng nội dung hiệu quả với Google Trends” để có nội dung thu hút và giữ chân khách truy cập.
5. Số trang được xem cho mỗi truy cập
Nếu website/blog của bạn mới thì những con số này sẽ thấp. Tuy nhiên, Bạn nên ghi lại những con số quá khứ và tìm cách cải thiện theo thời gian.
Có 2 cách để bạn cải thiện:
- Thêm nhiều liên kết trong bài viết
- Có những liên kết hấp dẫn bên cột tay phải hoặc tay trái của website.
6. Khách trở lại wesbsite
Tỷ lệ khách quay trở lại website cao cũng là 1 thước đo để đánh giá website bạn có nội dung hấp dẫn. Nếu nội dung bạn tầm thường thì chắc chắn khách sẽ không quay trở lại và không cung cấp email cho bạn.
7. Tỷ lệ thoát: đồng nghĩa với việc bạn đang xua đuổi các khách hàng của mình
Tỷ lệ thoát là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của từ khóa trên công cụ tìm kiếm Google. Google muốn thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Do đó, nếu có quá nhiều khách truy cập vào trang web của bạn lại nhấp vào nút quay lại và sau đó chọn một kết quả khác, thứ hạng của website bạn sẽ trở nên tồi tệ.
8. Tốc độ tải trang
Tỷ lệ thoát chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố: Chất lượng nội dung và trang web tải quá chậm. Nếu trang web của bạn tải quá chậm thì khách truy cập sẽ không thể đọc được nội dung bạn cung cấp và họ sẽ tự rời bỏ website bạn. Đây là 1 lý do khiến tỷ lệ thoát cao và ảnh hưởng đến xếp hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm.
Lý tưởng nhất là trang web bạn nên tải xuống khoảng 2 giây và tốt hơn nên dưới 2 giây.
Để kiểm tra tốc độ load của trang, bạn có thể sử dụng thay thế khác như GTmetrix hoặc Pingdom. Hoặc bạn có thể cài tools uptimerobot.com để theo dõi tộc độ tải.
9. Liên kết bị gãy (404)
Liên kết gãy nghĩa là một liên kết đã bị xóa đi hoặc không tồn tại được đính kèm trong nội dung trên website của bạn, khi người dùng tiến hành truy cập vào những liên kết đó thì sẽ xảy ra một lỗi mà hầu như ở đây ai cũng biết: 404 NOT FOUND.
Một số sai lầm khi SEO
1. SEO bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa
Hầu như mọi người nghĩ rằng khi triển khai SEO, bạn phải nghiên cứu từ khóa liên quan tới sản phẩm/dịch vụ của mình qua các công cụ. Ví dụ như: Google keywords planner, Keywords finder, long tail keywords pro,…
Lúc này, rất nhiều người nghĩ rằng mình có bao nhiêu sản phẩm/dịch vụ thì cứ nghiên cứu bấy nhiêu từ khóa SEO tương ứng rồi triển khai.
Điều này thật sự là một tư duy rất sai lầm. Nó có thể dẫn đến một thảm họa hay những kết quả không thật sự hiệu quả.
Ví dụ:
- Ngân sách không đủ để triển khai
- Khi lên top rồi nhưng khách hàng lại không chốt được.
- Không đủ đội ngũ để triển khai sản phẩm/dịch vụ
- …
Bạn phải hiểu rằng:
Thực sự cốt lõi của SEO là một trong những cách thức marketing. Và để đạt được hiệu quả tối ưu nhất từ marketing, nó tới từ công việc lên chiến lược, hoạch định kinh doanh, mục tiêu,… Chứ không phải bạn thấy lợi ích nó mang lại, hay nghe chi phí hiệu quả rồi nhảy vô triển khai SEO.
Trước khi bạn triển khai SEO hãy tự hỏi mình các câu hỏi bên dưới:
8 Câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu SEO
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bản thân/doanh nghiệp bạn muốn đạt được là gì?
- Tại sao bạn lại chọn SEO để triển khai? Có còn kênh marketing nào khác hiệu quả hơn không?
- Thông điệp marketing cốt lõi bạn muốn truyền tải đến thị trường bạn là gì?
- Làm sao SEO có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ngắn hạn/dài hạn?
- Thị trường mục tiêu bạn muốn nhắm đến là ai?
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể cung cấp đến những địa điểm nào? (có rất nhiều người chỉ có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở khu vực hcm nhưng lại triển khai từ khóa toàn quốc, điều này là một sự lãng phí rất lớn)
- Đối thủ của bạn là ai, sự khác biệt của bạn với đối thủ là gì?
- Ngân sách bạn có thể đầu tư vô SEO là bao nhiêu?
Từ những câu hỏi này, bạn mới biết chính bản thân mình cần gì và thiếu gì. Tiếp theo, bạn mới có thể nghiên cứu từ khóa và lập ra được một chiến lược SEO mang lại cho mình kết quả tốt nhất.
Nhưng khi đến bước nghiên cứu từ khóa, điều tiếp theo tôi thấy được hơn 80% người SEO mắc sai lầm đó là…
2. Từ khóa dài là từ khóa 4 chữ trở lên
Hầu hết mọi người định nghĩa sai lầm về từ khóa dài (long tail keywords) trong SEO, họ định nghĩa từ khóa dài là những từ khóa dài 3, 4 chữ trở lên.
Đây là một định nghĩa sai lầm. Để tôi giải thích cho bạn qua ví dụ:
Có 3 từ khóa:
- Đồng hồ thông minh (40,000 tìm kiếm/tháng)
- Bánh trung thu kinh đô (14,000 tìm kiếm/tháng)
- Giá đồng hồ điện thoại (40 tìm kiếm/tháng)
Lúc này từ khóa dài của bạn sẽ là từ: GTV SEO và Giá đồng hồ điện thoại. Còn 2 từ còn lại không thể nào được coi là từ khóa dài được. (Bạn cứ thử SEO 2 từ đồng hồ thông minh và bánh trung thu kinh đô là bạn thấy “vỡ mồm” so với 2 từ còn lại).
Bởi vì những điều tạo nên từ khóa dài không có liên quan mấy tới câu chuyện độ dài của từ khóa).
Vậy điều gì tạo nên từ khóa dài.
Yếu tố tạo nên từ khóa dài
Có 2 yếu tố để tạo nên từ khóa dài:
- Lượng tìm kiếm
- Tính cụ thể
Khi từ khóa của bạn càng cụ thể nhu cầu của bạn thì lượng tìm kiếm sẽ càng thấp.
Định nghĩa của “từ khóa dài” bắt nguồn từ biểu đồ nhu cầu tìm kiếm. Bạn có thể coi hình bên dưới. Khi những từ khóa chủ đạo (head keywords) chỉ có một số từ nhưng lượng tìm kiếm lại cao ngất ngưỡng và vô số từ khóa dài với lượng tìm kiếm thấp.
Vì vậy từ khóa dài với từ khóa ngắn không thể được phân biệt qua câu chuyên số lượng chữ của từ khóa được.
Để tôi cho bạn tiếp 3 từ khóa ví dụ:
- Donal Trumps (4,700,000 tìm kiếm/tháng)
- Gary vaynerchuck (65,000 tìm kiếm/tháng)
- GTV SEO (800 tìm kiếm/tháng)
Cả 3 từ trên đều có độ dài như nhau, đều miêu tả cụ thể như nhau. Sự khác biệt duy nhất là ở lượng tìm kiếm của các từ khóa này.
3. Link Out làm mất sức mạnh của website
Link out hay còn gọi là external link là những liên kết được trỏ đến những bài viết trên domain website khác.
Ngược lại với inbound link (hay còn gọi là internal link) là những liên kết đến các bài viết khác, nhưng trên cùng 1 domain.
Thường thì bạn sẽ quan niệm chỉ nên để ý đến việc xây dựng cấu trúc internal link sao cho hợp lí thôi. Và nghĩ rằng cần chi phải đi outlink. Đi link out sẽ làm mất đi sức mạnh của website và không tốt chút nào cho thứ hạng website cả.
Ngoài ra, người ta cũng nghĩ rằng, đi outlink là tận tay dâng khách hàng của mình cho người khác. Khách truy cập sẽ rời khỏi website qua đường outlink ấy và không bao giờ trở lại.
Tuy nhiên, trái ngược với suy nghĩ của bạn. Việc không đi outlink trên bài viết có thể chính là nguyên nhân khiến bạn SEO hoài mà không lên top.
Sự thật về External Link
- External link giúp tăng trưởng thứ hạng SEO
- Link out giúp bạn xây dựng, phát triển mối quan hệ với các website khác
- Link out giúp bảo vệ PBN/hệ thống vệ tinh bạn
- Một điều cuối cùng là nó sẽ khiến trang web của bạn tự nhiên hơn.
Sự thực, nếu như bạn không sử dụng link out, trong nhiều trường hợp, nó thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu tới website bạn.
Đơn giản là bởi vì bạn chỉ tập trung xây dụng backlink (inbound link) tới website của bạn nhưng lại không link out ra thậm chí bất kì trang nào nó sẽ trở nên đáng ngờ! Bạn phải cân bằng mật độ backlink tới website và số lượng link out ra ngoài. Website bạn phải link out ra các trang uy tín cùng lĩnh vực khác.
Tránh những sai lầm trong SEO
Tham gia ngay khóa học “CÁCH ĐỂ CÓ TRÊN 1 TRIỆU TRAFFIC MỖI THÁNG TỪ HOẠT ĐỘNG SEO” để trở thành “Thánh SEO” nhé!
Đây là chủ đề mà Trần Thịnh Lâm có trải nghiệm lớn & có case study hoạt động về nó. Do đó anh đã nỗ lực ĐÚC KẾT toàn bộ những gì mình biết xoay quanh hoạt động SEO này để ae có thể ứng dụng được tương tự, tránh mắc các sai lầm, có định hướng đúng & nhanh chóng đạt kết quả hơn…
SEO không dễ, cũng chẳng khó! Chỉ cần chúng ta có hướng đi đúng & CÀY CUỐC, rồi cũng sẽ có kết quả thôi. Xem hết nội dung khóa học để trang bị những định hướng đúng để làm SEO theo trường phái WHITE HAT.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến phát triển doanh nghiệp, có thể xem ngay trọn bộ khóa học tại đây.
Tạm kết
Trên đây mình đã cung cấp một số thông tin bổ ích cũng như khóa học về SEO cực hay của Trần Thịnh Lâm. Hi vọng nó sẽ giúp ích các bạn trên con đường kinh doanh của mình. Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Nef, Gtvseo, Efocus)