Thế nào là nguyên tắc 10.000 giờ ?
Nguyên tắc 10.000 giờ, đó là nguyên tắc được một nhà báo, nhà viết sách nổi tiếng Malcolm Gladwell nhắc đến trong một cuốn sách có tựa “Những Kẻ Xuất Chúng”. Quy tắc 10.000 giờ là khoảng thời gian tối thiểu để luyện tập cho một công việc nào đó. Hay đó là khoảng thời gian “im lặng” chờ cơ hội tỏa sáng của những kẻ xuất chúng dù người đó hoạt động trong bất kì ngành nghề nào kể cả kinh doanh.
Trong đó, Gladwell khẳng định rằng thực hành có hướng dẫn trong 20 giờ/tuần, 50 tuần/năm trong 10 năm = 10.000 giờ, đây là “con số kỳ diệu của sự vĩ đại”, là nơi một người có thể đạt được một mức độ nhất định trong việc làm chủ kiến thức họ theo đuổi.
Những kẻ xuất chúng – Malcolm Gladwell
Là cuốn sách phi hư cấu thứ ba được viết bởi Malcolm Gladwell và được xuất bản bởi Little, Brown và Company vào ngày 18 tháng 11 năm 2008.
Cuốn sách Những Kẻ Xuất Chúng sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thông qua các phân tích về xã hội, văn hóa và thế hệ của những nhân vật kiệt xuất như Bill Gates, Beatles và Mozart, bên cạnh những thất bại đáng kinh ngạc của một số người khác (ví dụ: Christopher Langan, người có chỉ số IQ cao hơn Einstein nhưng rốt cuộc lại quay về làm việc trong một trại ngựa). Theo đó, cùng với tài năng và tham vọng, những người thành công đều được thừa hưởng một cơ hội đặt biệt để rèn luyện kỹ năng và cho phép họ vượt lên những người cùng trang lứa.
Thách thức niềm tin về “con người tự lực”, tác giả quả quyết rằng các vĩ nhân không tự dưng mà có, cũng không được thúc đẩy bởi thiên tài hay tài năng. Họ là những người được hưởng một “lợi thế vô hình” và cơ hội khác thường từ môi trường và hoàn cảnh, nhờ đó họ vươn tới những đỉnh cao mà người khác không thể đạt được. Theo ông, “một vài người xứng đáng với điều đó, một vài người khác thì không, một số người tạo ra thành công, một số đơn giản là do may mắn”.
Bạn có thể mua và đọc quyển sách này ở link bên dưới:
https://sum.vn/7h3wr
Vì sao phải là 10.000 giờ?
Tại sao phải là 10.000 giờ mà không phải là con số 9.999 giờ hay một con số nào khác? Chẳng có câu trả lời nào chính xác cho câu hỏi vừa rồi. Bởi bản thân Tác giả chỉ lấy con số 10.000 giờ là con số tượng trưng, là con số tối thiểu cho một khoảng thời gian luyện lập và phấn đấu mệt mài, đó là khoảng thời gian chuẩn bị chu đáo cho sự thành công.
Có thể bạn không phải mất tới 10.000 giờ luyện tập hoặc cũng có thể hơn con số đó nhưng mục đích cuối cùng của bạn đó là sự thành công bởi những nổ lực không ngừng của mình.
Áp dụng nguyên tắc 10.000 giờ
(Nguồn video: Dang HNN)
Quyển sách Những kẻ xuất chúng tổng kết những trường hợp thành công, đưa ra “quy luật 10.000 giờ”. Nếu muốn xuất sắc trong lĩnh vực nào đó, bạn phải trải qua 10.000 giờ rèn luyện.
TS. Phan Quốc Công là người khai sinh ra thương hiệu ICP và nhãn hiệu X-Men một thời là điển hình của sự thành công được nói đến trên nhiều diễn đàn về marketing, thương hiệu. Năm 2010, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, ông Công bất ngờ bán đến 85% cổ phần trong Công ty cho Marico, một đối tác đến từ Ấn Độ. Và sau thương vụ này, dường như ông “im hơi lặng tiếng” trước báo giới, trong khi dư luận tỏ ra tiếc nuối cho một thương hiệu Việt Nam còn dang dở…
Sau 3 năm điều hành ICP khi có sự tham gia của Marico, doanh thu của công ty tăng trưởng đều với tốc độ bình quân 30%/năm. Trong điều kiện kinh tế khó khăn mà đạt được kết quả như vậy không phải dễ, và điều này đã tạo nên sự tin tưởng của Marico đối với đội ngũ nhân sự của ICP.
10.000 giờ và giao dịch forex
Đầu tư forex trong mười năm sẽ giúp bạn tiếp cận số lượng lớn môi trường giao dịch khác nhau. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu giao dịch forex vào năm 2006, bạn sẽ gặp cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, cuộc khủng hoảng hạt nhân của Nhật Bản và cả sự sụt giảm giá dầu.
Với những trải nghiệm khác nhau, việc tiếp xúc thị trường forex hàng ngày sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kế hoạch đầu tư forex tốt hơn và nhanh hơn.
Giao dịch forex liên tục cũng sẽ giúp bạn phát triển các phương pháp và chiến lược giao dịch của riêng mình. Sau một thời gian, bạn sẽ biết được cặp tiền nào, khung thời gian nào, phiên nào dịch nào và chỉ số nào làm việc tốt nhất cho khả năng chịu đựng rủi ro và tính cách của bạn.
Cuối cùng không kém phần quan trọng là thời gian dành cho sự nghiệp đầu tư của bạn là thời gian mà bạn cho mình phát triển các thói quen giao dịch tốt. Việc phát triển các thói quen thích hợp cần có thời gian và lặp đi lặp lại nhiều lần.
10,000 giờ là cách duy nhất sao?
Nếu phải cụ thể hơn thì quy tắc 10.000 giờ nên được thực hiện như một hướng dẫn chứ không phải là một quy tắc bắt buộc và cứng nhắc.
Rất nhiều yếu tố chẳng hạn như di truyền, cường độ làm việc, quá trình học tập của mỗi cá nhân,…cũng có những ảnh hưởng khác nhau đến kết quả của 10.000 giờ đó.
Bạn có thể giao dịch trong 20.000 giờ và có thể bạn không đạt được gì nếu tất cả những gì bạn làm là đặt hết lệnh này sang lệnh khác, hoặc cứ lâu lâu vào trade một lệnh không có kỷ luật và nhất quán, như vậy không tính.
Vậy 10.000 giờ là cách duy nhất?
Mặt khác, bạn có thể thể hiện sự tiến bộ tuyệt vời nếu bạn sử dụng những giờ đó để tập trung vào việc học hỏi kiến thức mới, ghi chép lại những điều khó hiểu, những lỗ hổng trong giao dịch của bạn, từ những sai lầm và hành động để cải thiện quy trình giao dịch riêng cho mình.
Điều này còn được gọi là thực hành có chủ ý, chủ động mổ xẻ, xem xét, điều chỉnh các phương thức giao dịch của bạn, tăng tốc đáng kể quá trình học tập của bạn. Kết hợp với các yếu tố khác được đề cập trước khi bạn dám nói rằng bạn đã làm được quy tắc 10.000 giờ.
Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn rằng bạn cần 10.000 giờ để trở thành nhà giao dịch có lãi, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của thời gian và công sức để thành công trong lĩnh vực giao dịch.
Còn thứ duy nhất nữa để có thể kiên trì được tới 10.000 giờ đó là ý chí và niềm tin.
Bạn đã thực sự hiểu được nguyên tắc 10.000 giờ?
Thông điệp mà Gladwell muốn nhắn nhủ là không phải ai sinh ra cũng là thiên tài mà họ thành công phần nhiều là nhờ nỗ lực của bản thân. Sau đó, quy tắc 10.000 giờ đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng mặc dù nó gặp phải rất nhiều phản hồi trái chiều.
Gần đây, các nhà nghiên cứu vừa công bố một phát hiện liên quan đến quy tắc 10.000 giờ. Họ đã xem xét lại nghiên cứu ban đầu và không thể thu về kết quả như Gladwel từng viết trong Outliers.
Trên thực tế, khái niệm 10.000 giờ của Gladwell chủ yếu dựa trên một nghiên cứu năm 1993, trong đó nói rằng những sinh viên vĩ cầm giỏi nhất tại một học viện âm nhạc ở Berlin đã luyện tập trung bình 10.000 giờ khi họ còn chưa bước sang tuổi 20.
Dù vậy, đã có lỗ hổng trong việc sử dụng nghiên cứu này
Để hỗ trợ quy tắc 10.000 giờ của Gladwell: Rốt cuộc, những sinh viên này vẫn chỉ là sinh viên không hơn không kém chứ chưa phải thạc sĩ hay đạt được thành tích xuất sắc. Và thậm chí, nhiều người trong số đó còn chưa luyện tập đủ 10.000 giờ.
Thế nhưng, quy tắc trên của Gladwell vẫn được nhiều người biết đến, có lẽ vì triển vọng mà nó vẽ ra: Bất kỳ ai trong chúng ta, chỉ cần luyện tập có chủ đích một cách phù hợp, có thể trở thành một vận động viên chơi cờ vua chuyên nghiệp, một tác giả hay một nghệ sĩ piano.
Ngay cả sau khi đã luyện tập hàng chục nghìn giờ, chúng ta vẫn có thể học và làm rất nhiều điều khác. Khi thực sự yêu thích công việc của mình, bạn sẽ luôn muốn nó tiếp diễn, bất kể bạn đã thực hành bao lâu và thuần thục ra sao. Có thể, nó sẽ không biến bạn thành ngôi sao nhưng làm một việc và tận hưởng niềm vui từ đó sẽ giúp bạn có được cuộc sống trọn vẹn hơn!
Nguyên tắc 10.000 giờ và kỹ sư Bill Joy
Bill Joy chính là một “kẻ nghiện máy tính vô thời hạn”. Cậu đã từng nghĩ mình sẽ trở thành một nhà sinh vật học hoặc nhà toán học. Nhưng cuối năm thứ nhất, tình cờ sa chân vào Trung tâm Máy tính – và cậu bị vướng ngay vào.
Kể từ thời điểm đó trở đi, Trung tâm Máy tính chính là cuộc sống của Joy. Cậu lập trình bất cứ khi nào có thể. Kiếm được việc làm với một giáo sư khoa học máy tính nên cậu có thể lập trình suốt mùa hè. Vào năm 1975, Joy theo học khoa sau đại học tại trường Đại học California ở Berkeley.
Tại đó, cậu thậm chí còn dấn sâu hơn vào thế giới phần mềm máy tính. Trong bài kiểm tra vấn đáp cho kỳ thi Tiến sỹ của mình, cậu đã xây dựng một thuật toán đặc biệt phức tạp về chặng bay đến nỗi, như một trong những người ái mộ cậu đã từng viết, “làm kinh sợ các vị giám khảo đến mức một trong số họ sau đó đã ví trải nghiệm đó như là ‘Jesus làm bẽ mặt các bậc tiền bối”‘.
Cộng tác với một nhóm nhỏ các lập trình viên, Joy đảm trách nhiệm vụ viết lại UNIX, một hệ thống phần mềm được phát triển bởi AT&T cho các máy trung tâm. Phiên bản của Joy rất tốt. Nó tốt đến mức, trên thực tế, nó đã trở thành – và hiện vẫn duy trì – vai trò hệ điều hành mà đúng theo nghĩa đen hàng triệu máy tính khắp thế giới vận hành nhờ vào đó.
Sau khi tốt nghiệp Berkeley, Joy là đồng sáng lập hãng Sun Microsystems ở Thung lũng Silicon, một trong những công ty dự phần then chốt nhất trong cuộc cách mạng máy tính.
Tại đó anh đã viết lại một ngôn ngữ máy tính khác – Java – và huyền thoại về anh càng trở nên ghê gớm hơn. Giữa những người trong nghề ở Thung lũng Silicon, Joy được nhắc tới với nhiều nể trọng kiểu như Bill Gates của Microsoft vậy.
Anh đôi khi còn được gọi là Edison của Internet. Như David Gelernter, nhà khoa học máy tính trường Yale, nói: “Bill Joy là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử hiện đại ngành máy tính”.
Câu chuyện về tài năng thiên bẩm của Bill Joy đã được kể biết bao nhiêu lần, và bài học luôn là như thế. Lĩnh vực này là một thế giới thuần khiết nhất trong số các chế độ hiền tài. Lập trình máy tính không vận hành như một thứ hội vui tuổi già, nơi bạn thăng tiến nhờ vào tiền bạc hay các mối quan hệ.
Nó là một sân chơi rộng mở trong đó tất cả những người tham dự được đánh giá chỉ dựa trên tài năng và thành tích của họ. Đó là một thế giới nơi những người xuất sắc nhất giành thắng lợi, và Joy rõ ràng là một trong những người như thế.
Mặc dù vậy, sẽ dễ dàng hơn nhiều để tiếp nhận phiên bản ấy của các sự kiện, nếu chúng ta không nhìn vào các cầu thủ khúc côn cầu và bóng đá. Lĩnh vực của họ cũng từng có nhiệm vụ phải là một chế độ nơi tài năng là điều tiên quyết.
Có điều nó đã không phải hoàn toàn như vậy. Đó là câu chuyện về Những kẻ xuất chúng trong một lĩnh vực riêng biệt nào đó vươn tới vị thế cao ngất của họ thông qua sự kết hợp giữa năng lực, cơ hội và ưu thế không bị ràng buộc tối đa.
Liệu có khả năng mẫu hình tương tự của những cơ hội đặc biệt cũng khai triển trong một thế giới thực hay không? Hãy cùng quay trở lại với câu chuyện của Bill Joy và thử khám phá.
Bill Joy có tài năng nhưng đó không phải nguyên cớ duy nhất. Hãy nhìn vào cả dòng chảy cơ hội cuốn đến với Bill Joy. Nhờ việc đến học ở một trường xa xôi hẻo lánh như Đại học Michigan, anh có thể luyện tập trên một hệ thống sử dụng đồng thời thay vì với những thẻ đột lỗ; lại nữa, hệ thống của Michigan bỗng nhiên tồn tại một lỗi kỹ thuật để anh có thể lập trình bất kỳ thứ gì anh muốn;
Vì trường này tự nguyện chi trả tiền bạc để Trung tâm Máy tính mở cửa 24/24, nên anh có thể thức trắng đêm ở đó. Và vì anh có thể dốc vào đó rất nhiều thời giờ, nên đến thời điểm anh đột nhiên được mời viết lại UNIX, anh chắc chắn đã sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ.
Bill Joy thật thông minh. Anh muốn học. Nguyên cớ này đóng vai trò quan trọng. Nhưng trước khi Joy có thể trở thành một chuyên gia thực thụ, ai đó phải đem đến cho anh một cơ hội để học cách làm thế nào trở thành một chuyên gia.
“Tại Michigan, tôi lập trình 8 giờ hoặc 10 giờ một ngày”, anh nói tiếp. “Đến lúc ở Berkeley tôi làm việc đó cả ngày lẫn đêm. Tôi có một bộ thiết bị đầu cuối ở nhà. Tôi thức đến tận 2 hay 3 giờ sáng, xem những bộ phim cũ kỹ và lập trình.
Đôi khi tôi ngủ gục ngay trên bàn phím” – Bill Joy diễn tả bằng điệu bộ đầu mình gục trên bàn phím – “Và bạn có biết là một phím sẽ nhấn đi nhấn lại ra sao cho đến cuối cùng, rồi nó bắt đầu kêu beep, beep, beep? Sau khi chuyện đó xảy ra ba lần, đã đến lúc bạn phải đi ngủ rồi.
Tôi vẫn tương đối kém ngay cả khi tôi đã đến Berkeley. Tôi bắt đầu thành thạo vào năm thứ hai. Đây chính là thời điểm tôi viết ra những chương trình vẫn được sử dụng đến tận ngày nay, ba mươi năm kể từ khi đó”.
Bill Joy cho biết nếu tính cả những ngày hè, những buổi tối, và thầu đêm suốt sáng anh đã ngồi lỳ bên máy tính chừng 10.000 giờ để tìm tòi và khám phá những tiện ích mà chiếc máy tính mang lại.
Vậy, quy luật 10.000 giờ có phải là yếu tố chính thành công? Nếu chúng ta bới sâu xuống phía dưới bề ngoài của tất cả những người thành công vĩ đại, liệu chúng ta có luôn tìm thấy những thứ tương tự như Trung tâm Máy tính Michigan hay đội tuyển toàn sao môn khúc côn cầu – tức một kiểu cơ hội luyện tập đặc biệt nào đó không?
Hãy kiểm nghiệm ý tưởng này với hai ví dụ, và để đơn giản dễ hiểu, ta sẽ lựa chọn ví dụ càng quen thuộc càng tốt: Beatles, một trong những ban nhạc rock nổi danh nhất từ trước tới nay; và Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới.
Xem thêm: QUY TẮC 10X
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm từ: Misa, Galaforex, Kenh14,…)