Hoạt động của doanh nghiệp không thể thiếu khách hàng và đội ngũ nhân sự. Nhưng đôi khi chúng ta lại xem khách hàng là trên hết mà lại lơ là đến nhân viên. Những nhân tố góp phần rất quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Đội ngũ nhân sự
Đội ngũ nhân sự bao gồm nhiều nhân viên. Nhân viên là một cá nhân đã được tuyển dụng bởi một người sử dụng lao động để làm một công việc cụ thể. Người lao động được thuê bởi người sử dụng lao động sau khi ứng dụng và quá trình phỏng vấn dẫn đến việc họ chọn làm nhân viên.
Lựa chọn này xảy ra sau khi người chủ lao động tìm thấy người làm đơn là người có đủ tiêu chuẩn để làm việc.
Đội ngũ nhân viên rất quan trọng
Nhân viên giống như điểm tựa của đòn bẩy
Điều này có lẽ khiến bạn ngạc nhiên, vì quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp tập trung vào việc làm cách nào để tăng doanh số bán hàng. Nhưng thực tế, những doanh nghiệp thành công đều bắt đầu từ những nhân viên giỏi. Những người có thể thu hút được khách hàng đến với công ty.
Nhân viên giống như điểm tựa của đòn bẩy – họ có thể gây ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng và khả năng sinh lợi nhuận, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Một nhân viên giỏi có thể thu hút được 100 khách hàng. Ngược lại, một nhân viên tồi có thể khiến 100 khách hàng bỏ đi. Nếu điều đó xảy ra, có thể thay thế bằng 10 nhân viên giỏi hoặc tìm lại những khách hàng đã mất.
- Hãy thu hút những nhân viên giỏi
- Hãy thuê những nhân viên giỏi
- Hãy giữ lại những nhân viên giỏi
Vì thế công việc tuyển chọn nhân viên có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc này cũng giống như bán hàng. Ba bước cơ bản để có được nhiều khách hàng hơn có thể áp dụng để có được những nhân viên tốt: thu hút họ đến với công ty của bạn, tuyển dụng và giữ lấy họ.
Những mong đợi lớn
Những nhân viên giỏi cũng muốn làm việc với những nhân viên giỏi khác. Một quả táo hỏng có thể làm hỏng cả một rổ táo. Vì thế nếu một nhân viên không còn thái độ nhiệt tình đối với khách hàng của bạn. Bạn hãy nói chuyện thẳng thắn với người ấy. Nếu tình trạng này không được cải thiện, hãy làm một việc tốt cho cả đội ngũ nhân viên bán hàng của bạn bằng cách để người đó đi.
Một khi bạn tuyển được những nhân viên giỏi, đừng dừng lại ở đó.
Hãy tối đa hoá doanh số bán hàng của bạn bằng cách tiếp tục đào tạo họ. Để họ có được những kỹ năng bán hàng quan trọng nhất và kiến thức mới nhất về lĩnh vực của họ. Đó là cách để mang đến dịch vụ bán hàng tốt nhất cho khách hàng.
Với kết quả là doanh số bán hàng ngày càng tăng lên. Có thể bạn phải cần thêm nhân viên nữa và lại tiếp tục quá trình này.
Xây dựng đội ngũ nhân viên sale
1. Xác định những hoạt động tại điểm bán
Việc xác định những hoạt động tại điểm bán thường dựa trên tipping point (điểm đột biến về phân phối). Kế hoạch bao phủ điểm bán của thương hiệu (BCP) và các bước bán hàng tiêu chuẩn.
- Bán hàng: thực thi theo quy trình bán hàng
- Visibility: quy trình trưng bày sản phẩm, vật dụng POSM, thông tin khuyến mãi tại điểm bán
- Quản lý khách hàng: thực hiện chương trinh chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, đánh giá kết quả hoạt động
- Việc hành chính: kiểm tra báo cáo, thu hồi hàng…
2. Kế hoạch bao phủ điểm bán của đội ngũ saleteam
Kế hoạch bao phủ giúp chủ doanh nghiệp có được thông tin về loại điểm bán nào được phục vụ, mức độ thường xuyên của việc đi thị trường, thời gian đi thị trường trong bao lâu.
3. Phân chia lãnh thổ
Sau khi xác định những hoạt động sẽ triển khai tại điểm bán và kế hoạch bao phủ điểm bán, trade marketer cần xác định khu vực sẽ triển khai. Tại bước này, phân chia lãnh thổ bán hàng cần đi từ: toàn quốc – vùng – khu vực – lãnh thổ – tuyến phục vụ.
Việc phân chia này giúp trade marketer có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn về hệ thống phân phối của doanh nghiệp, sẽ bao gồm bao nhiêu điểm bán tại các khu vực, từ đó xác định được số lượng đội ngũ sale cụ thể cho kế hoạch phân phối.
4. Lên kế hoạch đi thị trường
Trade marketer cần lên một kế hoạch đi thị trường rõ ràng và cụ thể, để chuẩn bị nguồn lực sale cho phù hợp.
5. Thực thi và báo cáo
Dưới đây là các nội dung cần lưu ý khi xây dựng và vận hành đội ngũ bán hàng thực tế.
- Hình thức tổ chức DSS (Direct Sell System): Mô hình nội bộ và thuê ngoài.
- Vận hành DSS.
- Xây dựng quy trình làm việc chuẩn.
- Cơ cấu lương và nguyên tắc xây dựng lương thưởng: 40%-60% hoặc 60%-40%.
- Tính toán hiệu quả thực thi.
Phát triển đội ngũ nhân sự
Áp dụng các điểm mạnh cá nhân vào mục đích chung
Việc giúp nhân viên hiểu được thế mạnh của nhau trong tổ chức, việc làm này không chỉ xây dựng hình ảnh mạnh mẽ chuyên nghiệp cho doanh nghiệp mà còn nâng cao khả năng nghiệp vụ từng cá thể.
Với từng dự án hay nhiệm vụ phân công, giám đốc hay quản lý nhân sự nên bàn bạc cùng giám đốc bộ phận để có thể sắp xếp cũng như bố trí từng vị trí phù hợp với từng nhân tố nhằm tận dụng tối đa năng lực của cá thể.
Đặt tên cho điểm mạnh
Người làm nghề nhân sự đừng nghĩ rằng bất kỳ ai cũng biết ưu điểm – khuyết điểm chính họ. Vì thế cách tốt nhất chính là tạo những buổi gặp gỡ, họp mặt các thành viên trong công ty hay trong bộ phận để cùng nhau thảo luận nhiều chủ đề. Khi mọi người hiểu rõ năng lực, điểm mạnh của nhau từ đó hãy đặt tên mỗi điểm mạnh đó. Sau đó hãy quan sát, đánh giá điểm mạnh này có thể áp dụng như thế nào trong từng công việc, từng nhiệm vụ.
Phát triển điểm mạnh theo vai trò và kỳ vọng nhân viên
Trong trường hợp tốt nhất, việc phát triển điểm mạnh của từng nhân viên nên đi theo với mong muốn và quá trình hoàn thiện bản thân họ. Nhưng đôi khi mọi thứ còn phải dựa trên hiệu suất và lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy giám đốc nhân sự hãy đảm bảo trên tinh thần vẫn tôn trọng, nuôi dưỡng. Hướng dẫn nhân viên tập trung vào thế mạnh của mình, khéo léo đan cài những cơ hội để họ bức phá, thoát khỏi hình ảnh an toàn phù hợp với con người họ. Điều này giúp doanh nghiệp sẽ sở hữu thêm nhân tố tiềm năng tinh nhuệ.
Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên
Nếu có công việc hay cơ hội hãy để nhân viên thử sức đúng sở trường và năng lực của họ. Sự khuyến khích này giúp nhân viên tích cực khai phá tiềm lực của họ,
Xem xét “đào tạo chéo”
“Đào tạo chéo” bằng việc kết hợp giữa nhân viên mạnh với nhân viên đang cải thiện trong phạm vi bộ phận tương ứng. Việc “đào tạo” tưởng đơn giản nhưng lại đem về kết quả rất tốt bởi không tốn nhiều chi phí, thời gian mà còn tăng cường sự đoàn kết, giao tiếp và dễ dàng chia sẻ những yếu điểm để cùng nhau tốt hơn.
Học cách phát triển đội ngũ nhân sự
Bạn có thể tham gia khóa học “100+ Chiến Lược Tối Ưu Để Tăng Trưởng Gấp 2 – 5 Lần (Dành cho doanh nghiệp SME & nhân viên bán hàng)” giúp phát triển đội ngũ nhân viên, tạo ra “Siêu đội nhóm” ngay bây giờ. Bấm vào nút bên dưới để học ngay khóa học này nhé!
Ngoài ra, Trần Thịnh Lâm còn cung cấp rất nhiều khóa học về chủ đề phát triển bản thân và doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm thì có thể xem ngay những khóa học này nhé!
Tạm kết
Hi vọng với những điều ở trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như nắm thêm kiến thức để phát triển đội ngũ nhân sự. Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Pace, Cask, Routestofinance,…)