Tối ưu chất lượng sản phẩm
Chất lượng tối ưu của sản phẩm là mức chất lượng mà tại đó thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh lợi cho doanh nghiệp.
Việc cải tiến chất lượng đòi hỏi đầu tư thêm và như thế giá thành sản phẩm sẽ tăng lên. Vậy nên cải tiến chất lượng đến mức nào để thỏa mãn nhu cầu nhưng vẫn đảm bảo doanh lợi cho doanh nghiệp.
Thông thường, người ta cho rằng, nếu chi phí để nâng cao chất lượng nhỏ hơn lợi nhuận đạt. Nhờ cải tiến chất lượng thì việc đầu tư này mới có hiệu quả.
Chiến lược tối ưu sản phẩm
1. Tầm nhìn và sức mạnh nội tại của sản phẩm
Ý tưởng tuyệt vời luôn là nền tảng để tạo ra các sản phẩm tuyệt vời. Nhưng để nó có thể đi đến thành công lại thực sự không dễ dàng. Điều quan trọng mà bạn cần là có 1 tầm nhìn xa rộng để hướng mọi người cùng tham gia và xây dựng sản phẩm đó thành công. Từ các bên liên quan, từ những người tiếp thị hay các nhóm chức năng thậm chí là các khách hàng tiềm năng.
Hãy lôi kéo họ cùng tham gia xây dựng và phát triển sản phẩm. Bù đắp thêm cho tầm nhìn đó, từ đó so sánh, tổng hợp và kết hợp các ý tưởng lớn nhỏ lại với nhau. Tìm ra mẫu số chung, và đưa ra những keypoint đắt giá nhất.
2. Thế chân kiềng luôn tạo ra một sản phẩm khác biệt và hiệu quả
Trước mắt, chúng ta cần định nghĩa rõ ràng, chiến lược phát triển sản phẩm là gì ? Nói đơn giản thì nó là 1 kế hoạch chi tiết, giúp bạn hiện thực hóa tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm bạn đang xây dựng và phát triển. Nó được hình thành bởi 3 yếu tố sau:
- Yếu tố 1: Thị trường
- Yếu tố 2: Các tính năng chính và sự khác biệt
- Yếu tố 3: Mục tiêu kinh doanh
3. Chiến lược tập trung và keypoint
Thứ nhất, bạn cần hiểu chiến lược phát triến sản phẩm không phải là 1 kế hoạch cố định mà bạn tạo ra cho sản phẩm đó, nó yêu cầu bạn cần phải nhạy bén với mọi sự thay đổi và điều chỉnh nó, và mang tới sự thành công. Ở đây, chúng ta tự chia ra 4 bước chính trong vòng đời của 1 sản phẩm như sau, thì bạn sẽ có cái nhìn trực quan hơn cho những thứ mình định làm và lên plan.
- GD1: Launching
- GD2: Sự thích ứng của thị trường (Maket fit):ự tương thích với thị trường mà có những bổ xung thích hợp
- GD3: Duy trì sản phẩm
- GD4: Sáng tạo (Hoặc là chết)
4. Bối cảnh thị trường
Xét trên các bối cảnh cụ thể, thì điều quan trọng, là chúng ta cần xác định được tầm nhìn và đặc biệt là lộ trình chiến lược của sản phẩm sẽ là như thế nào, khi đó việc phát triển sản phẩm sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng và ko bị lệch ra khỏi quỹ đạo chung của mục tiêu đề ra lúc ban đầu. Tại đây, nó có sự tham gia của các bên liên quan và khái quát được lộ trình phát triển của sản phẩm ra sao, có khả năng phát triển hay không, ngân sách như thế nào.
Vậy làm thế nào để phát triển được 1 chiến lược hiệu quả ??? Bạn cần đặc biệt chú ý các gạch đầu dòng sau:
- Nói chuyện với các khách hàng tiềm năng của bạn và xác định vị trí của người dùng đó nằm ở đâu trong chiến lược của bạn
- Xác định và tập trung vào các mục tiêu, lợi ích của sản phẩm
- Biến nó thành 1 câu chuyện thú vị (trong đó có đối tượng cụ thể, các bên liên quan, hay bối cảnh thị trường …)
- Đơn giản hóa mọi thứ
- Hiện thực hóa và phải có khả năng đo lường sản phẩm đó cũng như các quy trình của sản phẩm đó
- Xác định và tối ưu hóa chi phí
- Thường xuyên xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường
Một số chiến lược định giá
1. Penetration Pricing
Penetration Pricing, hay chiến lược định giá xâm nhập, là một chiến lược mà các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm / dịch vụ với mức giá thấp (hoặc thậm chí là miễn phí) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là trong khoảng vài tháng).
2. Economy Pricing
Economy Pricing (hay chiến lược định giá tiết kiệm) là chiến lược mà các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cố định ở mức giá thấp. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ hạn chế ngân sách truyền thông, quảng bá khi áp dụng chiến lược định giá này.
3. Chính lược định giá tùy chọn
Khi áp dụng chính sách định giá này, doanh nghiệp thường áp mức giá thấp cho dịch vụ chính, và nâng giá cho các dịch vụ / sản phẩm bổ trợ.
4. Chính lược định giá bán kèm
Chính lược định giá bán kèm (hay captive pricing) là chính sách mà doanh nghiệp cung cấp mức giá cho các sản phẩm phụ trợ cho sản phẩm chính. Nếu thiếu các sản phẩm phụ này, sản phẩm chính sẽ không thể sử dụng được.
5. Chính lược định giá theo khu vực địa lý
Chính sách này định giá khá là đơn giản: Mỗi khu vực địa lý, doanh nghiệp đặt một mức giá khác nhau, phù hợp với thu nhập và mức chi tiêu của người dân nơi đó. Điều này có thể tới từ nhu cầu và nguyện vọng của các phân khúc khách hàng.
Nguyên nhân khác là bởi: Với mỗi khu vực, doanh nghiệp phải chi trả các khoản chi phí khác nhau, cho việc nhập nguyên liệu thô, nhân công, phân phối, vận chuyển, thuế quan, tỷ giá,….
6. Định giá theo giá trị sản phẩm
Đôi khi không phải doanh nghiệp, mà chính thị trường là người định giá cho sản phẩm. Có nhiều tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng tới giá của sản phẩm, như cung – cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh.
Học cách thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ
Bất kỳ ai trong chúng ta đều muốn có kết quả tốt hơn, tăng trưởng gấp nhiều lần. Tuy nhiên sau nhiều nỗ lực thì mọi thứ vẫn chưa có kết quả & thậm chí thậm tệ hơn. Hãy tham gia khóa học giúp xây dựng chiến lược tối ưu sản phẩm – thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ của Trần Thịnh Lâm.
Hoặc nhiều hơn nữa, các bạn muốn phát triển bản thân, nâng cao chất lượng doanh nghiệp, tiếp thu thêm kiến thức trong kinh doanh và vô vàn thứ khác nữa. Hãy truy cập ngay trọn bộ khóa học của Trần Thịnh Lâm.
Tổng kết
Trong thực tiễn, các nhà kinh doanh phải biết vận dụng chiến lực tối ưu sản phẩm trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất thông qua việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về điều này. Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Xem thêm: Dùng PowerPoint Cực Chuyên Nghiệp Với 7 Khóa Học Này [2020]
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Vietnambiz, Thicao, Atpacademy,…)