Thế nào là chiến lược thương hiệu?
Chiến lược thương hiệu là xây dựng những cách thức để tạo dựng và phát triển thương hiệu. Hay nói cách khác, chiến lược thương hiệu là xác định kế hoạch giao tiếp và truyền tải thông điệp. Chiến lược đó sẽ giúp bạn hiểu được quảng cáo thương hiệu ở đâu, bằng cách nào? Làm như thế nào để tạo dựng thương hiệu? Kênh nào có thể giúp phân phối một phần chiến lược?… .
Chiến lược thương hiệu với những bước được vạch ra sẵn như một quá trình sẽ giúp cho doanh nghiệp dần dần tiến tới chinh phục khách hàng theo một cách khoa học.
Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu
Khi đã xác định được thương hiệu, để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của thương hiệu có thể thông qua các bược sau:
Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới, họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân. Bạn có thể áp dụng mô hình 5W để xác định khách hàng mục tiêu doanh nghiệp cụ thể như:
– Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…
– What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?
– Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?
– Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…
– When: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?
Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu
Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng cần nghiên cứu về đối thủ của mình để có chiến lược đúng phát triển cho doanh nghiệp. Phân tích đối thủ và tìm ra điểm yếu cũng như lợi thế của mình so với đối phương để có chiến lược đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn cần trả lời 4 câu hỏi:
- Thông điệp mà đối thủ truyền thông đến người dùng là gì?
- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
- Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?
- Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?
Từ việc nghiên cứu các các đối thủ sẽ giúp bạn tìm ra mấu chốt để phát triển thương hiệu. Học hỏi những điểm tốt của đối phương nhưng sáng tạo và đổi mới theo cách riêng bạn để tạo sự khác biệt giữa từng doanh nghiệp . Thuyết phục người dùng tin dùng sản phẩm của mình. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.
Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường
Xu hướng của thị trường là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo lối mòn và không thay đổi theo xu hướng thị trường thì sớm muộn cũng bị lỗi thời và có doanh nghiệp khác thay thế.
Việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu cũng sẽ giúp bạn xác định cơ hội cho doanh nghiệp trên thị trường. Nhận biết sự thay đổi từ nhu cầu người dùng đến dự đoán xu hướng tiêu dùng mới, các chiến lược và đối thủ để tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu
Hệ thống giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết. Định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu phát triển bền vững bạn phải xác định được giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.
Xây dựng định vị thương hiệu
Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Việc định vị thương hiệu giúp Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.
Những chiến lược thương hiệu hay
Dưới đây là một cố chiến lược được phần đông doanh nghiệp áp dụng mà mình tập hợp được. Ngoài ra bạn có thể học được thêm rất nhiều chiến lược xây dựng thương hiệu hay và hiệu quả thông qua khóa học “Xây Dựng Thương Hiệu Kinh Doanh Thực Chiến” mà bên mình đang cung cấp. Cùng với đó là những ưu đãi cực kì hấp dẫn.
Một số chiến lược thương hiệu
1. Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung là chiến lược xây dựng thương hiệu. Từ việc tập trung vào một đoạn thị trường nhất định phù hợp nhất với khả năng phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung thường phù hợp với những doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường. Còn yếu về tiềm lực và kinh tế.
Để tránh bị cạnh tranh bởi các đối thủ mạnh sẵn có. Doanh nghiệp lựa chọn hướng đi riêng với phân khúc riêng và độc lập phát triển. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung được nguồn lực, khả năng sản xuất, nhân sự cho thị trường mục tiêu đó. Từ đó, doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là độ rủi ro lớn nếu có biến động về nhu cầu thị trường.
2. Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng khác biệt hoá là chiến lược mà doanh nghiệp định vị sản phẩm hoặc dịch vụ theo hướng khác biệt so với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó khắc sâu trong tâm trí khách hàng đặc điểm nổi bật khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
3. Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm/dịch vụ với chi phí thấp nhất. Nhằm thu hút khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp. Bạn nên áp dụng nếu doanh nghiệp của bạn tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí. Không tập trung khác biệt hóa sản phẩm hay sản phẩm của bạn thuộc loại hàng hóa phổ biến, thị trường đã bão hòa và chỉ có thể nhận biết bằng giá.
Chiến lược này cũng được các doanh nghiệp lớn áp dụng bởi dễ “ tiêu diệt” những đối thủ cạnh tranh nhỏ yếu hơn.
4. Tạo cảm xúc thương hiệu
Tạo cảm xúc cho người dùng rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi một thương hiệu tạo được cảm xúc tốt tới khách hàng sẽ có khả năng được ghi nhớ lâu dài. Tạo ra USP và điểm bùng phát (The Tipping Point) để nhóm khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng ngách, thích ứng với xu thế doanh nghiệp tạo ra.
Hãy áp dụng phương thức này nếu doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới, có tầm kiểm soát hệ thống phân phối.
Kết
Qua các thông tin về xây dựng chiến lược thương hiệu trên, Trần Thịnh Lâm tin chắc rằng các bạn đã có được cho mình cái nhìn cũng như bài học riêng cho quá trình phát triển thương hiệu thật mạnh mẽ và hiệu quả. Nếu các bạn cần thêm về cách phát triển doanh nghiệp. Bạn có thể học ngay trọn bọ khóa học của Trần Thịnh Lâm.
Xem thêm: Cách để viết Content hay, ý nghĩa, thu hút khách hàng [2020]
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Admicro, Saokim, Branddance,…)