“Thương hiệu của bạn sẽ là những gì người ta nói về khi bạn không ở đó” – CEO của Amazon – Jeff Bezos
Vậy thương hiệu là gì?
Thương hiệu (Brand) là quá trình bao gồm tạo ra một cái tên, hình ảnh cho sản phẩm của bạn trong tâm trí khách hàng. Chủ yếu thông qua các chiến dịch quảng cáo có tính nhất quán chặt chẽ. Việc xây dựng thương hiệu nhằm mục đích một sự hiển thị rõ ràng. Sự khác biệt trên thị trường để thu hút sự chú ý cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Tại Việt Nam, Brand đang được giới chuyên môn nắm bắt và ứng dụng trước tiên trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên Brand mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà không phải ai cũng hiểu hết được bản chất của vấn đề.
Thương hiệu rất quan trọng với doanh nghiệp
1. Giúp mọi người nhận diện sản phẩm
Không chỉ là một cái tên, một thiết kế logo hay màu sắc đặc trưng. Phát triển thương hiêu là tập hợp những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm. Dịch vụ với đầy đủ các khía cạnh lý tính và cảm tính.
Nếu xem xét thương hiệu như một con người. Mỗi người đều có một cá tính, một ngoại hình, một phong cách ăn mặc, cách giao tiếp riêng. Họ mang đến những giá trị riêng, họ có những mối quan hệ và những câu chuyện của riêng họ. Chính những điều này đã xác lập chúng ta là ai và với thương hiệu doanh nghiệp cũng như vậy.
2. Khác biệt hóa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh
Trở thành thương hiệu được yêu thích nhất, chính là mục tiêu tối cao của mỗi doanh nghiệp.
Việc xây dựng brand giúp bạn khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Đó lý do người tiêu dùng bước vào siêu thị nhặt sản phẩm của bạn thay vì của rất nhiều đối thủ khác bên cạnh.
3. Giúp kết nối với cảm xúc khách hàng
Xây dựng brand giúp ban tạo niềm tin với thị trường mục tiêu, từ đó tạo ra lòng trung thành với thương hiệu. Hãy gắn kết những giá trị cảm xúc vào thương hiệu của bạn. Truyền tải cảm xúc đó để khách hàng cảm nhận.
Chẳng hạn như thương hiệu giày thể thao Adidas, bạn mua giày Adidas bởi vì nó làm bạn cảm thấy thời trang và có cảm xúc bạn có thể làm bất cứ điều gì. Adidas đại diện cho những giá trị cụ thể và truyền đạt chúng đến khách hàng một cách hiệu quả.
4. Làm khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm
Thương hiệu tốt giúp khách tự đưa ra cho mình những lý do thuyết phục để chọn sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đó. Một công ty truyền tải thông điệp giá trị rõ ràng và thực sự hành động vì thông điệp đó sẽ thu hút lượng khách hàng trung thành thật sự.
Đây là lý do tại sao thương hiệu mạnh thường được coi là “các phím tắt” trong quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Một sản phẩm phù hợp cùng với trải nghiệm thương hiệu tích cực giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn, bởi vì họ biết chính xác những gì họ sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.
5. Thu hút nhân tài cho doanh nghiệp
Một brand mạnh khiến cho những người trẻ tài năng phải khao khát gia nhập vào đội ngũ của họ. Google là một minh chứng tuyệt vời cho điều này. Họ đăng tải công khai những gì họ cung cấp cho nhân viên từ những buffet 1 ngày 3 bữa, không gian làm việc và giải trí độc đáo cho đến những đồng nghiệp cực tài năng. Khẩu hiệu tuyển dụng của Google là “Làm những điều thú vị”.
6. Thống nhất và đồng bộ chiến lược của doanh nghiệp
Để xây dựng thương hiệu thành công, cả tổ chức phải trên cùng một con thuyền. Tất cả mọi người từ CEO đến nhân viên phải chung môt tầm nhìn và mục tiêu. Đó là động lực thúc đẩy doanh nghiệp đi đến thành công. Nếu mọi nhân viên đều thực sự hiểu và tin tưởng vào những gì họ đang làm thì điều đó sẽ truyền cảm hứng đến khách hàng của bạn.
Vì vậy, việc có một chiến lược thương hiệu rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích. Giá trị của chiến lược brand đó đến nhân viên là điều cực kỳ quan trọng.
7. Xây dựng lòng tin
Chiến lược xây dựng brand không chỉ góp phần tăng lượng khách hàng. Thu hút nhân tài cho doanh nghiệp, nó còn giúp các công ty tăng mức độ uy tín. Từ đó thu hút nhiều bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, chính phủ,…
Các nhà cung cấp sẽ muốn làm việc với các công ty được biết đến vì tính chuyên nghiệp, các nhà đầu tư sẽ rót vốn vào các công ty có uy tín cao.
Nên phát triển thương hiệu như thế nào
1. Xác định được ý nghĩa của brand
Không phải là logo, là màu sắc đặc trưng hay thậm chí là các page của doanh nghiệp trên Facebook. Thương hiệu là khái niệm hữu hình hơn rất nhiều so với các ấn phẩm truyền thông thông thường mà bạn cung cấp tới cho khách hàng.
Brnad là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá. Hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Nó luôn thường trực trong tiềm thức mỗi khách hàng khi đã biết tới, sử dụng sản phẩm,…Và để xác định được brand, bạn cần phải hiểu rõ doanh nghiệp của mình đang sở hữu những gì.
2. Thống nhất mọi thứ
Khi đã xác định được thương hiệu. Hãy thiết lập các hoạt động kinh doanh đúng với “triết lý” đó. Việc đó sẽ giúp cho thương hiệu được gắn liền với doanh nghiệp. Và khi mua/sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ được nhắc nhở về thương hiệu của bạn trong trạng thái đã được thỏa mãn nhu cầu bản thân.
Hình ảnh quảng cáo phải thống nhất với thông điệp mà doanh nghiệp đang cố gắng truyền đạt tới khách hàng. Phải thống nhất giữa các kênh quảng cáo. Xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu trong từng cấp độ ở doanh nghiệp.
3. Hợp tác để cùng phát triển
Các doanh nghiệp nhỏ khác cùng hợp tác để hỗ trợ lẫn nhau. Nhiều doanh nghiệp nhỏ cùng tập trung lại để trở thành 1 cộng đồng. Trên thế giới đã có rất nhiều các “tập thể” doanh nghiệp điển hình đã được lập ra để hướng dẫn. Tạo điều kiện cho người tiêu dùng hiểu hơn về các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực.
Sẽ rất nhiều ý tưởng được phát hiện ra để xác định thương hiệu của doanh nghiệp khi bạn tham gia vào những cộng đồng như vậy. Và hoạt động cùng các doanh nghiệp địa phương sẽ ghi điểm về brand của bạn với người tiêu dùng.
4. HỌC
Không sai, chính là học. Không ai trên đời này có thể tự dưng tài giỏi một cái gì đó. Tất cả đều phải học.
Hiện tại, bên mình đang cung cấp khóa học “Xây Dựng Thương Hiệu Kinh Doanh Thực Chiến“, khóa học này có thể giúp bạn học cách xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả nhất, theo thời gian nhận diện thương hiệu của ta trong tâm trí khách hàng sẽ ngày càng sâu sắc & lớn mạnh hơn….
Ngoài ra, doanh nghiệp bên mình cũng đang cung cấp rất nhiều khóa học giúp bạn nâng cao bản thân, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư,… và rất nhiều thứ khác nữa. Nếu bạn quan tâm, có thể truy cập khóa học ngay bây giờ.
Tạm kết
Trong quá trình xây dựng thương hiệu sẽ có nhiều khó khăn. Những lúc cần đưa ra quyết định khiến bạn bối rối. Việc có tư duy xây dưng thương hiệu ngay từ đầu là rất quan trọng. Vì vậy hãy cùng Trần Thịnh Lâm vạch ra kế hoạch và chiến dịch xây thương hiệu thành công cho doanh nghiệp của bạn nhé!
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Saokim, Atpacademy, Phattrienthanhcong,…)