TÂM LÝ LÀM VIỆC BỊ ĐỘNG & CHỦ ĐỘNG CỦA NHÂN SỰ
Vì sao lại có những nhân sự luôn làm việc thụ động, chỉ chờ giao việc?
– Tâm lý/ tầm nhìn của người đi làm thuê
– Sợ thiệt thòi về phần mình, sợ người khác giành quyền lợi.
– Luôn sợ sai, ngại đối mặt với vấn đề, không dám đề xuất, sợ bị chửi.
– Không yêu thích công việc đang làm, không thực sự đam mê với công việc này.
– Thiếu trách nhiệm trong công việc.
– Thói quen ỷ lại, luôn nghĩ rằng: giao việc thì làm, không có việc ngồi chơi.
– Tính cách, bản chất bên trong mỗi người.
– Môi trường làm việc thiếu tính chủ động.
– Văn hoá làm việc/con người ở môi trường cũ tác động tạo ra thói quen này.
– Lỗi do Sếp không tin tưởng, giao việc mà bán tín bán nghi => tạo tâm lý hụt hẫng.
– Lỗi do Sếp quá tự phụ, độc tài, không biết lắng nghe => tạo tâm lý lo sợ, rụt rè.
Doanh nghiệp nào có nhiều nhân sự thuộc nhóm ù lì, an phận, làm việc thụ động luôn dưới mức kỳ vọng thì tai hại vô cùng.
Làm việc thiếu chủ động thực tế không phải tính xấu mà chính là sự kìm hàm doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là những Startup đang trong giai đoạn Scale Up nhưng phần lớn nhân viên lại không có tinh thần cày cuốc.
==============
Nhân sự có tinh thần chủ động làm việc thế nào?
– Người có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.
– Luôn đặt tâm thế hoàn thành công việc ở mức A++
– Thực sự yêu thích công việc, có đam mê với nó. Làm không vụ lợi, toan tính.
KHOAN ĐÃ! ĐỌC ĐẾN ĐÂY CHÍNH BẠN TỰ HỎI XEM MỖI NGÀY CHÚNG TA ĐI LÀM VÌ ĐIỀU GÌ? ĐAM MÊ CHIẾM BAO NHIÊU PHẦN CÔNG VIỆC
“Coi doanh nghiệp mình đang làm việc chính là của chính mình, công việc mình đang làm là giúp chính bản thân mình => tâm thế người làm chủ.”
– Không ngại khó khăn, chấp nhận đối mặt khó khăn để vượt qua nó.
– Chủ động hoàn thành công việc được Leader giao phó.
– Chủ động hi sinh, cày cuốc giai đoạn doanh nghiệp gặp khó khăn.
– Chủ động đề xuất, làm những công việc giúp đỡ công ty phát triển mặc dù có thể công việc đó không liên quan đến bản thân.
– Chủ động report/ phản ánh/ góp ý những sai trái, bất cập trong quá trình làm việc => không ngại đối mặt.
– Chủ động tìm kiếm những ý tưởng tạo ra sản phẩm mới, kênh bán hành mới.
– Chủ động lường trước những khó khăn, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình làm việc. Để có khả năng này, mọi người phải dành thời gian để “hiểu” nhiều hơn về sản phẩm, nền tảng, con người ATP, cách doanh nghiệp mình đang vận hành. Góp ý với Leader/ quản lý về những rủi ro mà bản thân đã nhìn thấy.
– Chủ động giúp đỡ các đồng nghiệp khác tiến bộ. Giúp đỡ các bạn yếu trong teamwork update kỹ năng chuyên môn và cải thiện tinh thần.
– Luôn luôn vui vẻ với công việc được giao, tinh thần cởi mở không gò bó. Trên tinh thần: việc đến là bắt tay vào làm không thái độ cau có.
– Chủ động tạo ra tài liệu/video/khoá học/những buổi trainning giúp đỡ khách hàng & nội bộ công ty.
=========
Làm thế nào để làm việc chủ động hơn?
MỖI CHECKLIST DƯỚI ĐÂY, HÃY CỐ GẮNG TRANG BỊ CHO MÌNH SỚM.
• Có ý thức làm chủ trong công việc. Luôn coi cty chính là business của mình để nỗ lực cày cuốc hơn.
• Có trách nhiệm với bản thân & những đồng nghiệp xung quanh.
• Gạt bỏ tâm lý sợ sai, tạo thói quen tập đối diện vấn đề.
• Sẵn sàng phản biện với quản lý nếu quản lý sai.
• Sẵn sàng nhận trách nhiệm, nhận lỗi thuộc về bản thân nếu công việc đó bị fail có sự góp mặt của mình.
• Không trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho người khác.
• Tạo thói quen lên checklist công việc, không để bản thân rơi vào trạng thái “bơi” trong đống việc.
• Làm song song, đa năng nhiều khối lượng công việc => không bị chán việc, tạo thói quen làm việc linh hoạt.
=======================
CEO ATP Software – Bùi Đại