Có lẽ networking (tạo dựng mối quan hệ) là phương pháp tiếp thị hiệu quả và ít tốn kém nhất mà mọi người có thể sử dụng để làm việc, đặc biệt khi bạn kinh doanh ngay tại địa phương.
Networking là gì?
Networking tức là mạng lưới mối quan hệ, kỹ năng Networking là kỹ năng thiết lập và xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Networking tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc gặp gỡ người bạn cũ, bắt chuyện với mọi người tại một sự kiện nào đó bạn tham gia…
Networking được xem là một yếu tố quan trọng dẫn bạn đến thành công. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một cơ chế của các mối quan hệ ràng buộc với nhau, bạn quen biết ai, ai quen biết bạn… Trong cả công việc lẫn cuộc sống, sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn, sự cố đột xuất hoặc cần sự hỗ trợ từ ai đó, bạn cần thiết phải có kỹ năng Networking.
Tầm quan trọng của Networking
Ngay trong cuộc sống bình thường, cũng không có ai sống mà không cần, không có bạn bè và khẳng định là không cần tới bất cứ sự trợ giúp nào? Việc chúng ta có bao nhiêu bạn, mối quan hệ thân thiết ra sao… đó chính là “Networking” của chúng ta.
- Networking giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp
- Nâng cao cơ hội và kỹ năng, khả năng phát triển nghề nghiệp
- Mở rộng quan hệ, làm quen với những người bạn mới, mối quan hệ mới
- Củng cố, duy trì các mối quan hệ đã có
- Tạo được dấu ấn và thương hiệu cá nhân
- Nhận được nhiều sự trợ giúp hơn trong cuộc sống và công việc
Kỹ năng để thực hiện hiệu quả Networking
- Chọn địa điểm hợp lý để Networking
- Quan tâm tới chất lượng thay vì số lượng
- Sự tự tin, thể hiện tinh chuyên nghiệp
- Theo dõi và liên hệ với “mạng lưới” của mình
- Sống chậm hơn, chủ động hơn
- Thay đổi sự quan tâm theo một cách khác (viết thư tay, những món quà hand-made…)
- Đa dạng hóa các mối quan hệ
- Thân thiện, trung thực, lịch sự và biết vượt qua xấu hổ, cảm xúc tiêu cực cá nhân
- Biết lắng nghe
- Biết “cho đi để nhận lại”
Bí quyết để Networking
1. Chọn địa điểm hợp lý
Không phải mọi nhóm người đều sẽ phù hợp với bạn. Hãy chọn nhóm nào mà mọi người tụ họp để chia sẻ những điều đúng với sở thích hoặc khách hàng tiềm năng của bạn.
Phòng thương mại, tổ chức dành cho nam giới và phụ nữ, các mạng lưới, những nhóm sở thích đặc biệt và các hiệp hội đều là những lựa chọn tiềm năng. Hoặc có lẽ là một hội nhóm online trong khu vực bạn sống sẽ hấp dẫn bạn.
2. Phát triển các mối quan hệ
Networking không phải để kinh doanh mà là nhằm phát triển các mối quan hệ có thể dẫn bạn đến khả năng bán hàng hoặc lời giới thiệu. Ý tưởng chính của việc này là để bạn làm quen với mọi người và cho phép họ biết thêm về bạn.
Thông thường, nhiều người tìm đến các buổi networking với hi vọng rằng sẽ bán được sản phẩm hoặc tìm thêm khách hàng sau cuộc ghé thăm nhóm thích hợp. Đó không phải là cách nó hoạt động. Mọi người sẽ kinh doanh bằng những gì họ biết và tin tưởng, và có thể phải mất thời gian mới xây dựng được những kiến thức và niềm tin đó.
Vì vậy, hãy đến một sự kiện networking mà không mang theo bất kỳ mong đợi tìm kiếm một cơ hội kinh doanh mới nào. Thay vào đó, nên đi với ý tưởng rằng mình sẽ gặp gỡ với những người mới hoặc chuyện trò cùng những người bạn cũ.
3. Ăn mặc phù hợp và chuyên nghiệp
Thể hiện mình là người thành công, bạn có thể làm được một phần nào đó qua cách ăn mặc. Điều này không có nghĩa là bạn phải mặc quần áo đắt tiền, hãy mặc trang phục sao cho có chút sang trọng và bỏ lại những chiếc quần rộng thùng thình thoải mái ở nhà. Nếu cần thiết, hỏi thêm lời khuyên từ một chuyên gia tư vấn hình ảnh.
4. Có sự chuẩn bị
Đem theo nhiều danh thiếp nhưng chỉ cần gửi nó cho ai thể hiện rằng họ rất quan tâm đến những gì bạn làm. Các tài liệu quảng cáo hoặc thông tin giới thiệu cũng có thể rất hiệu quả. Ngoài ra, hãy chuẩn bị một bản thông tin ngắn về những việc bạn đã làm – mất không quá 10 đến 15 giây.
5. Đặt câu hỏi và lắng nghe
Bạn không cần phải nói quá nhiều về những gì mình đã làm để tìm khách hàng tiềm năng. Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi với những người bạn gặp về họ và công việc của họ, sau đó lắng nghe cẩn thận câu trả lời. Tìm các điểm tương đồng mà bạn có thể đưa vào cuộc trò chuyện.
6. Ngồi lại với những người không quen
Có nhiều sự kiện luôn tạo cơ hội cho mọi người giao lưu và kết nối với nhau khi họ đã ngồi xuống trao đổi về chủ đề chính. Trong khi bạn đi vòng quanh, hãy nói chuyện với những người đã quen để thắt chặt thêm mối quan hệ nhưng hãy ngồi lại với những người chưa biết để mở rộng mạng lưới và gặp thêm khách hàng tiềm năng. Trong trường hợp này cũng vậy, đặt câu hỏi rồi lắng nghe.
7. Trò chuyện với những người đang đứng một mình
Mọi người đến tham dự các sự kiện networking là để gặp gỡ nhau. Nếu ai đó đang đứng một mình, đây là cơ hội tốt để bạn kết thêm một mối liên hệ mới. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Tôi có thể đứng cùng với anh không?”
8. Di chuyển thường xuyên một cách lịch sự
Đừng dành tất cả thời gian của bạn để nói chuyện với mỗi một người. Thu thập các thông tin bạn cần, trao đổi danh thiếp nếu đó là người thích hợp và sau đó di chuyển tiếp. Mọi người thường nói “Tôi cần đi khuấy động mọi thứ một chút. Thật vui khi được nói chuyện với bạn.”
9. Cho đi để nhận lại
Hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm cho người khác, không phải những điều họ sẽ làm cho bạn. Có lẽ bạn sẽ thấy ai đó có khả năng sử dụng dịch vụ khách hàng tiềm năng của mình. Nếu cần làm gì, hãy giới thiệu cho họ.
Trang bị kỹ năng networking
Bạn có thể tham gia khóa học “TRANG BỊ KỸ NĂNG TẠO LẬP VÀ DUY TRÌ CÁC MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP CHO SALE” để có thể biết nhiều hơn về kỹ năng networking. Điều đặc biệt là, khóa học này hoàn toàn miễn phí.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến vấn đề phát triển bản thân, doanh nghiệp, kinh doanh,.. thì có thể xem ngay trọn bộ khóa học của Trần Thịnh Lâm.
Tạm kết
Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về Networking và kỹ năng để Networking hiệu quả. Có thể nói, Networking là một kỹ năng mềm quan trọng dẫn lối thành công. Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Chefjob, Beginero, Careerbuilder)