Thấu hiểu insight – nhu cầu và mong muốn của khách hàng giờ đây là ưu tiên số một trong việc triển khai một chiến dịch Marketing thành công và đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp.
Insight là gì?
Customer insights (hay còn được gọi là insight) là các “sự thật ngầm hiểu” của khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu một cách sâu sắc mong muốn và nhu cầu của họ. Việc phân tích hành vi khách hàng có thể giúp doanh nghiệp liệt kê được những insights nói trên, và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong khi việc thu thập thông tin giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng mình hơn. Nó còn có lợi ích thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, tăng tính tương tác và khả năng truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp. Điều này vô hình chung tác động và làm thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng, giúp tăng trưởng doanh thu.
Insight dùng để làm gì?
Tìm insight đã khó, nhưng ứng dụng Insight trong các hoạt động marketing còn khó hơn. Việc kết hợp customer insight và brand insight sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
Với sự hiểu biết ngành hàng và một sự thật ngầm hiểu từ khách hàng mục tiêu bạn sẽ cho ra lò một BIG IDEA cho một chiến dịch, một sự kiện hay đôi khi chỉ là một mẫu quảng cáo. Vì mục tiêu của quảng cáo là làm cho người ta phải “WOW! Sao nói trúng ý tao quá vậy!”.
Tạo ra Customer Insights
Thu thập data
Insight khách hàng thường đến từ data, và với digital marketing thì các data này đến từ các nguồn như:
- Website: sessions, time on site, bounce rate….
- Ứng dụng mobile: screen views, time on screen, thông tin người download….
- Mạng xã hội: followers, like, share, comments…..
- Quảng cáo tìm kiếm / hiển thị: impression, clicks, conversion, CTR, CR……
- Email: open rate, click rate, CTR, abuse / spam rate, danh sách email not open…..
- SMS: số SMS gửi, tỷ lệ mở, danh sách số điện thoại không gửi được….
- Khảo sát trực tuyến
Insight cũng có thể đến từ các nguồn data khác như:
- Bán hàng: thông tin từ CRM, file theo dõi đơn hàng, hợp đồng….
- Chăm sóc khách hàng: thông tin từ call center, tổng đài, web chat
- POS: thông tin từ hệ thống tại các địa điểm bán hàng
- Đánh giá, nhận định từ khách hàng
- Nghiên cứu thị trường
Phân tích data để tạo ra insight
hi bạn đã có data, hãy tiến hành phân tích các data này. tìm kiếm sự tương quan giữa việc lặp lại của một số chỉ số với mục tiêu khách hàng (ví dụ trải nghiệm tốt hơn) cũng như mục tiêu của bạn (ví dụ bán được hàng).
Mức độ hài lòng của khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Không phải mọi insight khách hàng đều nhằm tạo doanh thu ngay lập tức cho doanh nghiệp mà đôi khi là nhằm cải thiện trải nghiệm cho người dùng. Sau đó họ sẽ chủ động quay lại nhiều hơn hoặc giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới.
Hành động dựa trên insight khách hàng
Sau khi đã phân tích data để tạo ra insight khách hàng thì từ đó. bạn hãy thực thi hành động cụ thể hướng tới gần hơn mục tiêu kinh doanh.
Hành động được tạo ra từ các insight sẽ khác biệt tùy theo mục tiêu mà bạn mong muốn cũng như đặc tính của từng ngành nghề, công ty, tình hình thị trường cũng như xu hướng ở mỗi thời điểm thực thi.
Khóa học về Insight
Bạn muốn hiểu rõ hơn về Customer Insights? Bài học thứ 8 của khóa học “TRIỂN KHAI VÀ SÁNG TẠO CONTENT ĐA KÊNH” có có thể giúp bạn điều này đấy!
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến vấn đề phát triển bản thân, phát triển doanh nghiệp, kinh nghiệm kinh doanh,.. thì có thể xem ngay trọn bộ khóa học của Trần Thịnh Lâm.
xem ngay
Tạm kết
Hi vọng qua những chia sẻ của Trần Thịnh Lâm đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Insight. Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Uplevo, Marketingai, Brandsvietnam)