Nhiều thương hiệu đi qua một quãng đường dài, thế nhưng nếu nhìn lại vẫn không thể mô tả rõ ràng bức chân dung của họ thuộc thể loại, trường phái gì. Họ dần bị quên lãng, dần biến mất một cách lặng lẽ, chính vì vậy Big idea là điều cần thiết để tạo ra bản sắc riêng cho thương hiệu.
Big idea là gì?
Như các bạn đã biết, trước khi chạy bất kì một chiến dịch hay quảng cáo chúng ta luôn cần tìm hiểu insight của khách hàng. Insight đó chính là những thắc mắc, vấn đề chưa được giải quyết, nhu cầu chưa được đáp ứng. Sau bước tìm insight, chúng ta sẽ có Big idea. Vậy big idea trong Marketing là gì?
Big idea không phải cái gì đấy quá hoành tráng hoặc khó thực hiện. Hãy nhìn theo hướng đơn giản hơn, nếu insight là những bài toán chưa được giải quyết của người tiêu dùng, thì đây chính là lời giải cho bài toán trên. Không cần là những cái gì lớn lao. Nếu doanh nghiệp sử dụng Big idea ấn tượng, khiến nhiều người ngạc nhiên là rất tốt nhưng chúng luôn luôn phải kết nối với insight và phải bắt nguồn từ Insight.
Để xác định một Big idea tốt, nó phải phải thỏa mãn 3 yếu tố: Chuyên sâu, bền bỉ và khả thi, có 3 loại big idea cơ bản:
- BRAND BIG IDEA (Sứ mệnh, tầm nhìn và định vị)
- COMMUNICATION BIG IDEA (khái niệm truyền thông hướng chiến lược)
- ADVERTISING BIG IDEA (Quảng cáo)
Tạo nên sự khác biệt thương hiệu
Nhiều thương hiệu đi qua một quãng đường dài nhìn lại vẫn không thể mô tả rõ ràng bức chân dung của họ thuộc thể loại trường phái gì. Họ dần bị quên lãng, dần biến mất một cách lặng lẽ.
Với Starbucks, big idea là nơi thứ 3 dành cho những người yêu cà phê sau gia đình và công sở. Với xe máy Harley Davision, big idea là cảm giác tự do cho những người phá cách. Chiếc xe Harley rõ ràng là rất tuyệt về thiết kế và chất lượng. Nhưng nếu chỉ dừng lại vậy thôi nó sẽ bị đồng hoá với các loại xe máy khác.
Ở ta, big Idea của xe máy Piaggio là bán một phong cách sống hiện đại với hình ảnh liên tưởng đến văn hoá và thời trang nước Ý. Trong lúc Honda và các thương hiệu xe máy Nhật Bản miệt mài với câu chuyện về chất lượng thì Piaggio một mình một ngựa với ý tưởng khác biệt này. Xe nặng nổ kêu không phải là lý do Piaggio phải quá bận tâm. Khách hàng đến với họ vì “một cảm giác” thời trang chứ không phải vì câu chuyện về chất lượng.
Yếu tố để xây dựng
Thời gian
Để tạo ra một big idea thì đòi hỏi thời gian vô cùng lớn, chính vì thế những doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới đã đầu tư thời gian cho những nhân viên của mình để họ tự tham gia dự án của riêng họ. Hoặc ngay tại Pixar, doanh nghiệp này đã cho nhân viên của mình mỗi tuần 4 tiếng làm việc để tham gia những hoạt động không liên quan tới công việc của họ.
Nhiệm vụ
Để tạo ra một ý tưởng lớn thì sáng tạo và nỗ lực không ngừng là điều không thể thiếu. “Chiến dịch cho vẻ đẹp thực sự” của Dove được thúc đẩy bởi “big idea” được tuyên bố rõ ràng rằng “thế giới sẽ là một nơi tốt hơn nếu Dove có thể khiến nhiều phụ nữ cảm thấy đẹp hơn mỗi ngày”. Nó đã tạo ra vai trò để phụ nữ cảm thấy bản thân mình tốt hơn để tác động họ chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
Mục tiêu
Sáng tạo cần một chỉ đạo cần thẩn và hướng đi rõ ràng và phải biết cặn kẽ big idea là gì để đưa ra được mục tiêu đúng đắn. Hầu hết các công ty thành công đã phát triển cách riêng của họ để có thể đắm mình trong thế giới của khách hàng.
Lego – một công ty đồ chơi cho trẻ em đã lấy ý tưởng từ khách hàng đam mê nhất cái gì để từ đó phát triển sản phẩm mới. Crayola đã thực hiện một khảo sát lớn để thực sự hiểu khách hàng mục tiêu của mình trước khi bắt tay vào đổi mới sản phẩm chính, dẫn đến một tuyên ngôn đã thiết lập người mà họ đang đổi mới và tại sao.
Unilever có “Consumer Nation”, nơi nhân viên trải nghiệm những gì khách hàng trải nghiệm, được theo dõi và sau đó, chia sẻ qua các bài học trong toàn tổ chức.
Kỹ thuật
Với đại đa số những Marketer sáng tạo cần rất nhiều yếu tố trong đó cùng nhau phát triển để cho ra đời “những big idea” là một lợi thế. Có rất nhiều kỹ thuật nổi tiếng để giúp phá vỡ các mô hình và thói quen được thiết lập. Mọi thứ từ động não, tạo ra idea có cấu trúc, lọc các idea và idea tối ưu nhất hứa hẹn. Nhưng đây là một số ví dụ khác thường:
- Các nhóm tại Facebook được làm việc tự do di chuyển xung quanh bàn làm việc và đồ nội thất của họ, tham gia các nhóm khác nhau để ấp ủ những idea mới mẻ và không gian sáng tạo để thúc đẩy ý tưởng mới cho họ.
- British Airways đưa mọi người lên máy bay – “một chuyến bay thí nghiệm đổi mới” – để giải quyết vấn đề nâng cấp kỹ thuật cho hãng, nhằm nâng cấp trải nghiệm cho người dùng.
- Hiện nay có rất nhiều công ty FMCG đã xây dựng mô hình Hackathon để thúc đẩy thế hệ idea.
Cách tạo một Big Idea
Bạn muốn tạo một Big Idea nhưng không biết làm sao cho đúng? Không biết làm sao cho hiệu quả?. Đừng lo, hãy tham gia khóa học “TRIỂN KHAI VÀ SÁNG TẠO CONTENT ĐA KÊNH”. Và bài học thứ 10: “Big Idea là gì? Cách tạo Big Idea” sẽ giúp bạn giải quyết điều này!
Ngoài khóa học trên, Trần Thịnh Lâm còn cung cấp rất nhiều khóa học khác liên quan đến vấn đề phát triển bản thân, doanh nghiệp, kinh doanh,… Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề này thì có thể xem ngay toàn bộ khóa học của Trần Thịnh Lâm!
Kết
Để xây dựng một big idea hiệu quả là một điều rất khó khăn. Doanh nghiệp nắm được ý nghĩa của Big idea sẽ có thể đưa ra ý tưởng tốt giúp chiến dịch marketing của họ đạt kết quả tốt nhất. Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Marketingai, Agencyvn, Tqdesign)