Bạn đang muốn tuyển những cộng tác viên chất lượng tham gia vào chương trình tiếp thị liên kết (affiliate program) nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Hay đang triển khai nhưng không thấy hiệu quả? Nội dung sau sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về cách triển trai chương trình affiliate cho mình.
Tiếp Thị Liên Kết – Affiliate Marketing Là Gì?
Các thành phần trong Affiliate Marketing.
Nhà cung cấp (Advertiser) – Đơn vị, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ, với mong muốn tối ưu và gia tăng hiệu quả kinh doanh trực tuyến.
Ví dụ trọng hệ thống ACCESSTRADE Việt Nam, các Advertisers là các nhà cung cấp có thương hiệu lớn trên thị trường như: Lazada, Tiki, FPT Shop, Shopee, Citibank,…
Đối tác (Publisher) – Đơn vị, cá nhân sở hữu website, blog hay các trang mạng xã hội có thể tạo thu nhập không giới hạn khi tham gia phân phối các chiến dịch quảng cáo của nhà cung cấp
Người dùng cuối cùng (User) – Người dùng sản phẩm, dịch vụ trực tuyến của nhà cung cấp thông qua hình ảnh, nội dung đăng tải trên website, blog hay 1 số kênh Digital Marketing khác của Đối tác.
Mạng Affiliate Marketing ( Market place hoặc Affiliate Network) – Là nơi trung gian, kết nối giữa các đối tác (Publisher) và nhà cung cấp (Advertiser). Affiliate Network đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng cáo, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc quảng bá, giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán hoa hồng cho các bên tham gia.
Lý do nên triển khai mạng lưới Affiliate Marketing
Bạn cần hiểu rằng lợi ích của người bán hàng sẽ rất lớn khi triển khai thành cồn chương trình tiếp thị liên kết cho dịch vụ, sản phẩm của mình. Cụ thể như sau:
- Tạo ra một kênh tăng doanh thu độc lập, ngoài kênh sales & marketing doanh nghiệp tự triển khai
- Khi doanh nghiệp chưa hiểu kỹ thị trường, cộng tác viên sẽ giúp Bạn
- Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể phủ kín trị trường, nên cần có cộng tác viên hỗ trợ
- Dễ kiểm soát chi phí, bạn biết rõ phải trả hoa hồng bao nhiêu
- Ngoài doanh thu, đạt cả mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu nhờ backlink, các bài viết chia sẻ từ cộng tác viên…
2. Cộng tác viên affiliate quan tâm điều gì?
Động lực tham gia chương trình Affiliate Marketing
Một cộng tác viên muốn kinh doanh qua hình thức tiếp thị liên kết sản phẩm dịch vụ của bạn bởi vì:
- Không phải bỏ vốn nhập hàng
- Không phải tư vấn, chốt sales
- Không cần giao hàng, bảo hành, CSKH…
- Chủ động thời gian, địa điểm (chỉ cần kết nối internet)
Tuy nhiên, chỉ với những lý do này vẫn khôngđủ để họ tham gia vào chương trình của Bạn (cho dù hoa hồng có rất cao đi chăng nữa).
Yếu tố quan trọng để cộng tác viên muốn tham gia
Theo khảo sát từ hostingtribunal.com, CTV affiliate quan tâm nhất tới 6 yếu tố chính sau đây:
- Sự liên quan của sản phẩm hoặc dịch vụ (với lĩnh vực họ đang kinh doanh hoặc là thế mạnh của CTV)
- Uy tín của chương trình tiếp thị liên kết
- Nền tảng theo dõi (hệ thống phần mềm theo dõi đơn hàng, quản lý CTV…)
- Uy tín của đơn vị bán hàng
- Độ nhận diện thương hiệu (sản phẩm, dịch vụ)
- Các điều kiện & điều khoản hợp tác
Biết được các thông tin này, bạn dễ dàng thay đổi để dễ dàng thu hút các cộng tác viên công tác với mình đúng không nào.
Các điểm cần chú ý trước khi triển khai chương trình cộng tác viên
- Nêu bật sự liên quan và các yếu tố quan trọng khi kêu gọi CTV
- Chất lượng CTV hơn số lượng
- Đừng chỉ nghĩ tới cá nhân, CTV có thể là các doanh nghiệp, KOL
- Giữ chân & thúc đẩy còn khó hơn tuyển
- Luôn hiểu là có rủi ro: CTV kém trung thành bởi thị trường có quá nhiều lựa chọn
3. Quy trình 5 bước triển khai chương trình Tiếp thị liên kết cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Bước 1: Lập kế hoạch cho chương trình
Cần thiết lập các vấn đề sau đây trong doanh nghiệp bạn trước khi triển khai:
- Lên mục tiêu doanh thu từ CTV affiliate
- Cử người chuyên trách Affiliate Program
- Lên kế hoạch hoa hồng, số cấp CTV, giá bán, giá ưu đãi. Từ doanh thu mục tiêu triển khai thành số đơn hàng và số CTV cần tuyển
- Đánh giá & chọn nền tảng cho chương trình.
- Lập bản thoả thuận điều khoản cộng tác viên về thời hạn cookie, luật click cuối, cấm quảng cáo từ khoá thương hiệu, thời hạn và điều kiện thanh toán….
- Lưu ý về thuế thu nhập cá nhân
Cộng tác viên của bạn sẽ mong muốn làm việc cho một hệ thống:
- Không để bị sót đơn, tính nhầm hoa hồng
- Sử dụng dễ dàng
- Báo cáo thống kê đầy đủ
- Thời gian cookie lâu
- Hỗ trợ banner cho chương trình
- Các chức năng nâng cao như direct link, hoa hồng theo doanh thu, hoa hồng trọn đời theo khách hàng…
Bước 2: Tuyển CTV affiliate
Để tuyển cộng tác viên cho chương trình của mình, bạn cần thực hiện những vấn đề sau:
- Nhận diện CTV affiliate phù hợp: nam hay nữ, độ tuổi, khu vực, sở thích…
- Rà soát các đối tượng theo thứ tự ưu tiên giảm dần: khách đã mua hàng; khách hàng tiềm năng, subscriber fan page, kênh Youtube…
- Chuẩn bị nội dung kêu gọi CTV tham gia. Lưu ý đánh vào các yếu tố CTV quan tâm nhất đồng thời nêu bật lợi thế về sản phẩm, dịch vụ và nền tảng theo dõi để tạo sự tin tưởng nhất định.
- Triển khai thông điệp tuyển CTV qua các kênh quảng cáo, các bài post Facebook…
Bước 3: Giao tiếp & hỗ trợ cộng tác viên affiliate
Bạn cần thực hiện các vấn đề sau để hỗ trợ tốt nhất cho cộng tác viên, hợp tác win – win.
- Email chào mừng kèm hướng dẫn thực hiện
- Chuỗi bài hướng dẫn các cách quảng bá sản phẩm phù hợp
- Lập nhóm riêng cho các CTV hoạt động và thông báo.
- Cấp mã khuyến mãi để CTV tặng khách hàng
- Báo trước CTV các chương trình khuyến mãi để họ có kế hoạch
- Chia sẻ thông tin tỷ lệ chuyển đổi của website, các sản phẩm bán chạy nhất…
- Tạo sẵn thư viện banner hỗ trợ
- Đào tạo CTV khi công ty tìm ra phương pháp hiệu quả
Bước 4: Tạo sự kiện tương tác (đua TOP) trong cộng tác viên
Sau khi tuyển được cộng tác viên và có được các hình thức hỗ trợ phù hợp, bạn cần đẩy mạnh hiệu quả của chương trình. Điển hình là bạn nên tổ chức các chiến dịch đua TOP để khuyến khích CTV tham gia tích cực hơn.
Một vài điểm cần lưu ý khi tổ chức đua TOP cho cộng tác viên affiliate:
- Thường kết hợp với các chiến dịch chung của công ty hoặc sự kiện nổi bật trong năm (ngày lễ…)
- Có phần thưởng ngoài tiền hoa hồng: Ví dụ nếu doanh thu đạt xxx thì thưởng thêm yyy.
- Công bố kết quả sau khi cuộc đua kết thúc: qua email, FB group…
Bước 5: Đánh giá & cải tiến chương trình tiếp thị liên kết
Bạn cần lưu ý những chú ý sau để chương trình đat được hiệu quả cao nhất:
- Lập các chỉ số quan trọng để theo dõi.
- Trao đổi vấn đề CTV thấy khó khăn và giúp đỡ họ.
- Liên tục đúc kết và cải tiến từng chi tiết nhỏ nhất.
- Chia sẻ case study thành công của CTV TOP tới tất cả CTV
- Liên tục cập nhật các câu hỏi, thắc mắc của CTV về một mối, ví dụ trang FAQ dành riêng cho CTV
- Đánh giá kết quả so với mục tiêu đặt ra, đề xuất triển khai thử nghiệm để cải thiện.
4. Lời kết
Nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm là họ nghĩ phần trăm hoa hồng cao sẽ quyết định tất cả. Rồi họ để mặc để các CTV affiliate đi tiếp thị sản phẩm. Các CTV affiliate như nhân viên part-time, mặc dù Bạn không phải chi một đồng lương cơ bản nào. Nhưng nếu không có hình thức tổ chức và hỗ trợ hợp lý, họ cũng sẽ không lựa chọn làm cộng tác viên cho bạn. Vậy bạn nên nghiên cứu những gì được chia sẻ trong bài viết này để có thể tổ chức chương trình tiếp thị liên kết thành công cho chính mình. Chúc Bạn thành công!
Nguyễn Thuyên – Tổng hợp chỉnh sửa
Tham khảo nguồn: nextsmarter.com
Xem thêm: |
Cách viết bài chuẩn seo |
Những sai lầm khi xây dựng website |
Cách Seo Trên Shopee Chi Tiết Nhất |
Những khác biệt trong dịch vụ thiết kế website của Atpweb |