ĐỊNH VỊ TRỞ THÀNH NHÂN SỰ CAO CẤP, ĐƯỢC CÁC DOANH NGHIỆP SĂN ĐÓN VỚI MỨC LƯƠNG CAO
Gần đây, mình có ngồi cafe với một số anh em. Tuy các anh ấy khá giỏi, nhưng lại xác định đi theo con đường làm thuê, trở thành nhân sự cấp cao tại doanh nghiệp, và nhận được mức đãi ngộ rất tốt…
Qua những buổi cafe đó, mình cũng nhận ra vài điều hay ho, muốn viết một bài phân tích & chia sẻ chủ đề này. Cũng một phần vì nội dung này sẽ có ích với dự án cv.com.vn đang phát triển, cũng liên quan đến nhân lực.
1. NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ NHÂN SỰ CAO CẤP ?
(lười tự viết, xin phép copy nguyên văn ở phần này, nguồn farorecruitment.com.vn)
Nói đến cụm từ “ nhân sự cao cấp” hiện nay đã được sử dụng rất phổ biến trong cách doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhân sự cao cấp chỉ chiếm bình quân không quá 10% số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhưng họ đem đến 90% lợi nhuận của quý doanh nghiệp đó.
Xem thêm: Hồ Sơ Doanh Nhân: Shark Nguyễn Thanh Việt
Nguồn: Hosodoanhnhan.vn
Như vậy, nhân sự cấp cao là những người như thế nào và có những tốt chất là gì?
– Tố chất của một nhân sự cao cấp cần phải được đánh giá dựa trên ba yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ và môi trường kinh doanh.
– Nhân sự cấp cao thường có kiến thức chuyên môn cao và xã hội đa dạng và phong phú. Những kiến thức này họ không chỉ học tại những trường đào tạo quản trị kinh doanh mà còn là do sự tích lũy của mỗi người trong quá trình tương tác với môi trường sống.
– Nhân sự cấp cao là người có khuynh hướng sử dụng dữ liệu một cách triệt để nhằm quy hoạch thành những luồn thông tin hữu ích phục vụ cho việc nâng cao kiến thức trên nhiều khía cạnh của họ.
– Trên thực tế chúng ta đã từng có nhiều cơ hội để đối thoại với nhân sự cấp cao. Họ không chỉ có kiến thức chuyên môn giỏi mà còn có kiến thức uyên thâm về văn hóa, xã họi và chính trị… Có lẽ chính kiến thức nền đó sẽ giúp cho họ có thể giải quyết những vấn đề một cách hệ thống và hiệu quả hơn các nhân sự khác.
– Nhân sự cấp cao thường hội đủ những kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề một cách độc lập cũng như trong quá trình làm việc nhóm. Tất nhiên, họ bộc lộ rõ những tố chất lãnh đạo và quản lý thông qua việc sử dụng thuần nhuyễn những kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán và ra quyết định hay kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề hay kỹ năng giải quyết khủng hoảng và vượt qua những trở ngại văn hóa và lối sống.
Nhân sự cấp cao hiểu khá rõ về chi phí cơ hội đối với cuộc đời của họ. Do đó, càng ngày họ càng tự nâng cao và hoàn thiện những kỹ năng làm việc của mình. Các nhân sự cấp cao tại các tổ chức thường là những người có thái độ tích cực đối với công việc. Ở đây họ cần có sự lạc quan và bình tĩnh cần thiết. Nhân sự cao cấp thường luôn cố gắng vượt qua những rào cản để có thể tương tác tốt hơn với những bên liên quan nhằm đạt được mục tiêu là hoàn thành nhiệm vụ.
2. LỢI THẾ CỦA NHÂN SỰ CẤP CAO?
– Được nhận quyền lợi cao, mức lương cao (không có một con số cố định nào, nhưng thông thường sẽ ở mức 50-100tr/tháng, thậm chí 500-700tr nếu là các vị trí đặc biệt ở các tập đoàn lớn)
– Được hưởng nhiều chế độ: bảo hiểm gói vip (cho cả gia đình), chi phí đi lại, giao tiếp, công tác,…
– Nhận chính sách thu nhập cởi mở (tùy theo năng lực đóng góp)
– Đôi khi còn được cấp xe, cấp nhà (thường thấy ở các chuyên gia nước ngoài đến VN làm việc)
– …
3. CÁCH NHÂN SỰ CẤP CAO LÀM VIỆC?
– Tính chủ động cực kỳ cao
– Làm việc với tâm thế, tư duy của một người làm chủ
– Sẵn sàng góp ý, đề xuất với CEO để thể hiện năng lực, góp phần giúp công ty phát triển
– Có khả năng làm việc độc lập, tính thực chiến cao
– Có khả năng làm việc với teamwork, tự build teamwork (chắc chắn rồi).
– …
Vì quyền lợi cao, nhận mức lương cao 5-7 lần những nhân sự thông thường khác. Các vị trí nhân lực cấp cao này hiểu rõ áp lực của mình, do đó thường sẽ rất TRÁCH NHIỆM & luôn cố gắng đóng góp để giúp mang lại kết quả lớn hơn nhiều so với thu nhập mình nhận được.
4. CÁC VỊ TRÍ NHÂN LỰC CẤP CAO THƯỜNG ĐẢM NHIỆM?
– Các vị trí manager/director các phòng ban (nhân sự, tài chính, kinh doanh,…)
– Các vị trí CCO, CFO, CPO, COO, CMO, CIO, CRO,… thậm chí là CEO đánh thuê.
– Các chuyên gia kỹ thuật (CTO, PM,…)
– …
5. TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA NHÂN SỰ CAO CẤP?
– Bằng Cấp (là một lợi thế lớn)
– Kinh nghiệm, môi trường làm việc cũ (có backgroup “đồ sộ”)
– Khả năng ngôn ngữ
– Kỹ năng giao tiếp, sự tự tin, sự chững chạc (phong cách trang phục, ngôn ngữ cơ thể,…)
– Khả năng trình bày, tranh luận, báo cáo, đề xuất,…
– Mối quan hệ, những nguồn lực sẵn có
– Sự đáng tin, tính cách chuẩn mực,… (sức hút & khả năng tạo niềm tin từ người khác)
– …
6. LÀM SAO ĐỂ TUYỂN ĐƯỢC NHÂN SỰ CẤP CAO?
– Từ các công ty dịch vụ săn đầu người
– Từ mối quan hệ
– Từ các website tuyển dụng
– Chủ động xây dựng networking, kết nối đúng thời điểm, đúng lúc
– Đôi khi, nhân sự cấp cao sẽ tự tìm đến & chủ động đề xuất làm việc (tính chủ động của nhóm nhân sự này rất cao)
– ….
Để nhân sự cấp cao làm việc tâm huyết, CEO hoặc người chủ doanh nghiệp cần được ra những offer cực kỳ hợp lý:
– Cho thấy tầm nhìn, giá trị hướng đến của doanh nghiệp.
– Mức lương cao
– Chế độ tốt
– Quyền lợi khác: cổ tức (nếu đại KPI),…
– …
TUYỂN ĐƯỢC NHÂN SỰ CẤP CAO ĐÃ KHÓ, GIỮ ĐƯỢC CÒN KHÓ HƠN
– Khả năng thích nghi ở doanh nghiệp
– Vì teamwork, văn hóa
– Vì sự đãi ngộ
– Vì được tôn trọng, được trọng dụng
– Doanh nghiệp cần có một lộ trình phát triển bền vững, tạo được niềm tin cho nhân sự
– Xây dựng văn hóa để từng vị trí làm việc tại doanh nghiệp cảm nhận đây là “ngôi nhà thứ 2”
– Chọn người có tâm, làm việc tâm huyết thay vì chỉ hướng đến tiền
– Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh
– Nâng tầm doanh nghiệp, để thu hút & giữ nhiều nhân sự giỏi
– Có chính sách đào tạo, hỗ trợ nhân sự công ty trở thành nhân sự cấp cao (high level)
– Binh các phương án 2 nếu mất người, tránh các sự lệ thuộc, ảnh hưởng quá lớn bởi một nhóm nhân sự nào đó
– …
=============
P/s: thực sự, đây là một chủ đề khá khó để viết. Vì bản thân mình cũng cũng chưa có nhiều trải nghiệm để làm việc với các nhân sự cấp cao như thế. Chỉ dựa vào những quan sát & đúc kết được khi giao tiếp với những ae này để rút ra được. Nhưng hi vọng bài viết này cũng hữu ích!