Dịch bệnh đang ngày càng nghiêm trọng, tác động rất lớn đến doanh nghiệp SMEs. Nhìn vậy chứ doanh nghiệp nhỏ vốn đã rất “mong manh”, chỉ cần 1-2 tháng không hoạt động tốt thì rất dễ rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản.
Các lĩnh vực của công ty mình hoạt động, chủ yếu là các giải pháp & dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên môi trường online. May mắn là hoạt động này chưa bị ảnh hưởng nhiều (thậm chí được hưởng lợi trong ngắn hạn), nhưng sắp tới rất có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài…
Với công ty mình, hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất mình thấy khi kinh doanh giai đoạn này đó là SỨC MUA (nhu cầu giảm, Khách hàng tập trung phòng thủ & chi chi tiêu mua sắm đồ thiết yếu,…), thứ 2 đó là TÂM LÝ LÀM VIỆC của teamwork khi work from home (WFH). Để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động ổn định cần gỡ được 2 yếu tố này sẽ đỡ được nhiều điều…
Với doanh nghiệp thuần offline trước đây, khi giãn cách thì bị ảnh hưởng trực tiếp. Chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn, nhưng vẫn luôn có giải pháp nếu anh em “CHUYỂN MÌNH NHANH”, mỗi Doanh nghiệp sẽ có những cách riêng để “gỡ rối” nếu chịu khó nghĩ cách & linh hoạt hơn…
Làm việc tại nhà sao cho hiệu quả
– Những khó khăn với doanh nghiệp khi nhân viên làm việc tại nhà:
+ Khó tương tác trao đổi việc
+ Khó giám sát nhân sự làm việc
+ Không gian làm việc của nhân sự không đủ thoải mái
+ Nhân sự bị sao nhãng, thiếu tập trung
+ Dễ phát sinh các công việc ngoài luồng khác
+ …
– Tuy nhiên, WFH cũng có những mặt tích cực của nó, ví dụ như:
+ Không phải tốn nhiều thời gian di chuyển
+ Giai đoạn này mọi người đều ở trong nhà, không vướn bận các việc khác nên có nhiều thời gian ngồi máy tính làm việc hơn (cũng hên xui, tuỳ nhóm nhân sự)
+ Ít chi tiêu mua sắm hơn, thay vì trước đây chi tiêu 10-15tr/tháng, thì giờ đây chỉ ~5-7tr/tháng.
+ …
WFH luôn có những mặt tốt/xấu, tuỳ vào năng lực của người quản lý, tuỳ vào tính chất công việc thì hiệu quả sẽ khác nhau.
+ Cách làm việc này rất cần sự CHỦ ĐỘNG + TRÁCH NHIỆM của mỗi nhân sự
+ Tương tác với nhau qua Zoom/Google Meet,…
+ Giám sát công việc bởi KHỐI LƯỢNG & KẾT QUẢ. (Đây là một việc khó, nhưng lại giúp doanh nghiệp hướng đến mục tiêu cần đạt được). Cần quá trình giao việc cụ thể, giám sát/hỗ trợ, và quá trình hợp tác của teamwork, nỗ lực thực hiện & report của từng nhân sự.
+ ĐẶC BIỆT, thường rất dễ bị sao nhãng nên mỗi nhân sự nên làm việc với thời gian nhiều hơn, 10-14h/ngày, thay vì ~8h như trước đây ngồi tại văn phòng. (Đây cũng là điều cần thiết để giúp công ty vượt qua khó khăn)
+ …
Một số keys để nhân sự làm việc hiệu quả
+ Có không gian làm việc đủ thoải mái tại nhà
+ Có checklist việc làm cụ thể mỗi ngày (phương pháp 3+2)
+ Nhận thức về khó khăn của doanh nghiệp đang gặp phải, tăng tính KỶ LUẬT & TRÁCH NHIỆM hơn.
+ Ý thức rằng chúng ta đang LÀM VIỆC TẠI NHÀ, chứ không phải đang trong “kỳ nghỉ tại nhà”
+ Không để bị “vướn bận” bởi người thân khi làm việc tại nhà (con cái, vợ/chồng, bố mẹ,…)
+ Không để bị sao nhãng bởi Youtube, Tiktok, lướt mạng, chơi game,… (điều ĐÁNG SỢ nhất với doanh nghiệp khi nhân sự ngồi máy, nhưng không thực sự làm việc mà chỉ ngồi giải trí)
+ Ăn uống, ngủ nghỉ & vận động hợp lý. (Rất quan trọng!)
+ …
![Virus corona: Làm việc ở nhà trong thời chống dịch thế nào - BBC News Tiếng Việt](https://ichef.bbci.co.uk/news/640/cpsprodpb/185A3/production/_111474799_d89d0a17-f2cd-4c70-bc73-5d0f107a2e65.jpg)
Giải quyết vấn đề về nhu cầu thị trường (sức mua)
Trong mùa dịch này, ngoài những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu ĂN UỐNG, thì đa số tâm lý khách hàng sẽ có xu hướng “PHÒNG THỦ”, ít mạnh tay chi tiền hơn, mà thực tế phần nhiều là bởi Khách hàng cũng đang bị ảnh hưởng thu nhập nên nhu cầu mua sắm cũng giảm. Đặc biệt với những ai đang làm B2B & các hợp đồng lớn, thì sẽ rất khó khăn trong việc chốt deal & thu tiền. Đợt này mà công nợ là xác định “đòi mệt”, nợ chồng chéo nhau dễ #toang-dây-truyền lắm!
Thay vì tâm lý “ngồi chờ chết”, thì TÌM CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ & LAO VÀO HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT vẫn hơn… Mình vẫn với tiêu chí, khách hàng ở đâu thì cố gắng tiếp cận ở đó. Vào lúc này CHẮC CHẮN PHẢI CHUYỂN DỊCH LÊN ONLINE ĐỂ TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG là điều không cần bàn cãi nữa rồi…
Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, nguồn lực khác nhau sẽ có các lựa chọn tiếp cận khách hàng trên môi trường online khác nhau. Mình sẽ nói cụ thể cách mà trước giờ đã & đang phải tập trung:
– Tập trung “xây dựng ngôi nhà” trên internet, chính là website: hệ thống site bên mình trong các tháng dịch traffics đều tăng 20-30% (nguồn traffics có thể đến từ SEO, Google ads hay Branding,…)
– Mỗi nhân sự phải tự xây dựng được “tài nguyên bán hàng” riêng. Có profile Facebook (có friendlist là khách hàng tiềm năng), có vài tài khoản Zalo (có khách hàng tiềm năng), sharing xuất hiện trên các group FB, Youtube, Tiktok,… (mỗi nhân sự đều tham gia hoạt động này). Ở công ty mình, từng bạn khá đa năng & phải làm RẤT-NHIỀU-VIỆC.
– Tiếp cận khách hàng thông qua kênh đối tác, affiliate.
– …
Làm sao để có tiền sống sốt qua mùa dịch
Giai đoạn này chắc chắn nhiều doanh nghiệp doanh thu “tụt cắm đầu”, mấy tháng ngon có thể kiếm 3-5 tỷ, giờ tụt về mức dưới 1 tỷ cũng là chuyện bình thường (tức khi giảm nó tụt ngay 70-80% chứ không đơn thuần là 20-30%). Trong khi đó CHI PHÍ VẪN GẦN NHƯ TRƯỚC, đủ hiểu doanh nghiệp “phê” như thế nào!!!
Nhiều anh/chị kinh doanh truyền thống, những lĩnh vực thuần offline nhắn tin cho mình, nói là từ đầu năm tới nay đã bù lỗ 7-10 tỷ, số tiền mà đã vất vã kiếm được từ những năm trước đó (thuyền lớn sóng lớn). Thực sự rất xót!!!
Ở công ty mình, để kích cầu sức mua, team liên tục tìm hướng mới để cải tiến:
+ Đưa ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn hơn mùa dịch (mỗi khách hàng, mỗi nguồn doanh thu lúc này là rất quan trọng)
+ Nỗ lực làm tốt hơn từng hoạt động trước đây
+ Tìm cách cải tiến sản phẩm & dịch vụ (có tính mới mẻ)
+ Tạo ra chương trình bán hàng mới, gói sản phẩm/dịch vụ mới phù hợp hơn
+ Mở rộng kênh tiếp cận mới mà trước đây chưa thực hiện
+ Mở rộng hoạt động bán hàng, gần đây mình đẩy mạnh phân phối sản phẩm qua kênh ĐỐI TÁC/AFFILIATE/CTV cũng đang dần có chuyển đổi tích cực (trước giờ kênh này vẫn giúp công ty tạo ta 30-40% doanh thu, đợt này đẩy mạnh hơn để có thể chiếm tỷ lệ 50-70%). Vì là đơn vị SẢN XUẤT, nên mình sẽ quay lại giá trị cốt lõi tập trung sản phẩm/dịch vụ, hoạt động bán hàng “nhờ cậy” anh/chị đối tác. (Mục tiêu có >2000 người, anh em nào đăng ký hợp tác với bên mình, chính sách hoa hồng 50-60% mà không phải bỏ vốn, không phải rủi ro)
…
Giải pháp tài chính cho mùa dịch
(Các option mình list ra chỉ mang tính gợi ý để ae có thêm ý tưởng giải quyết)
– Tìm cách tối ưu các chi phí lãng phí trước đây
– Nỗ lực thu hồi công nợ
– Chính sách bán hàng “tiền tươi”, giảm biên lợi nhuận lại vẫn tốt hơn
– Nếu có tài sản (là đất đai, nhà cửa,…), tìm cách vay bank để có nguồn tiền dự phòng. Hoặc có thể bán bớt tài sản để có tiền cho những lúc khó khăn như này…
– Gọi vốn, M&A, bán công ty/dự án,… (NOTE: Ae nào có dự án ngon, quy mô còn nhỏ & muốn M&A với bên mình thì liên hệ nha. Mục đích chính của post này). Kaka.
– Chia sẻ cổ phần cho nhân sự, đối tác,… (quy đổi thành tiền lương & giá trị đóng góp). Ví dụ trước đây lương 20tr/tháng, giờ share 3% (quy đổi ~100tr chẳng hạn), thì giờ nhận lương 7-10tr thôi. DN sẽ đỡ áp lực hơn, nhân sự có động lực cày hơn…
– …
Riêng ở cty mình, rất may mắn vì trước giờ kinh doanh đa số là:
– Bán hàng thu tiền tươi, không công nợ
– Bản thân không vay mượn gì trước đây nên cũng chẳng quá áp lực
– Cũng tích sản được khá ổn trong những năm qua
– Có QUỸ DỰ PHÒNG tích luỹ từ các năm trước. (Đến nay vẫn chưa dùng tới quỹ, nhưng nó vẫn tạo sự an tâm hơn khi kinh doanh). Vào giai đoạn THUẬN LỢI, TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG là điều cần thiết, vào lúc khó khăn như này mới thấy GIÁ TRỊ của nó…
– …
Tinh gọn và tối ưu chi phí thế nào trong mùa dịch
Vào giai đoạn kinh doanh thuận lợi, chúng ta thường có xu hướng dễ dãi, doanh nghiệp sẽ có nhiều khoảng lãng phí. Nếu nghiêm túc REVIEW kỹ càng, chắc chắn sẽ có thể tối ưu được 10-20% chi phí lãng phí
– Cắt giảm các hoạt động kém hiệu quả
– Cắt giảm nhân sự không hiệu quả (không khuyến khích). Trước giờ mình chưa từng làm điều này, thường mình sẽ nỗ lực tìm cách để giúp nhân sự chưa hiệu quả làm nhóm việc mới/hoàn thiện kỹ năng,… để hiệu quả hơn trong tương lai
– Tìm cách giảm các chi phí cố định
– Thoả thuận với nhân sự, điều chỉnh lại chính sách, mức lương/thưởng.
– Chia sẻ cổ phần với nhân sự cốt cán. (Chủ doanh nghiệp không nên quá tham chiếm tỷ lệ sở hữu quá nhiều, khi chia sẻ cổ phần thì ĐỘNG LỰC làm việc của anh em sẽ cao hơn, và nhiều anh em sẽ SẴN SÀNG LÀM VIỆC 0 LƯƠNG để đổi lấy cổ phần)
– Không dàn trải, đầu tư mới lan man
– Vận hành doanh nghiệp “tinh gọn”, mô hình kinh doanh 1 người
– Thuê ngoài, outsource,…
– Chuyển đổi nhân viên đang chịu áp lực lương cứng -> đối tác/khoáng việc (đây là cả một nghệ thuật)
– Nếu áp lực chi phí mặt bằng, có thể off bớt, co cụm lại. Hoặc thương lượng với chủ nhà giảm giá, hoặc “thuận duyên” có thể “chia sẻ cổ phần” với chủ nhà. (Mình bị anh chủ “gạ” chia sẻ cổ phần mấy lần)
– …
Cũng khá nhiều rồi. Nhưng chắc chắn không dễ gì gỡ được vấn đề khó khăn của anh em. Quan trọng nhất vào lúc này là không nên nản, mà cần NỖ LỰC TÌM CÁCH & HÀNH ĐỘNG. Chỉ có HÀNH ĐỘNG với 200-300% sự nỗ lực mới có thể VƯỢT QUA KHÓ KHĂN. Anh em #góp_ý thêm về những kinh nghiệm của mình đã & đang làm để vượt qua khó khăn…
Và sau này, chúng ta khi nhìn lại sẽ BIẾT ƠN những lúc khó khăn thế này đã dạy cho chúng ta các bài học quý giá, nghị lực hơn, nỗ lực hơn,… và nó sẽ là một phần quan trọng giúp ta có kết quả tốt hơn trong tương lai.
![❤](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/tf3/1.5/16/2764.png)
=============
Nếu thấy post này hữu ích, giúp mình chia sẻ nó tới nhiều người hơn. Đừng share post, vì nó không có reach đâu! Cứ #copy, đăng bài lại trên tường thoải mái & chẳng cần ghi nguồn đâu! Như vậy sẽ có reach tốt hơn đó! @@
Nguồn: Trần Thịnh Lâm
>> 9X KHỞI NGHIỆP CÔNG NGHỆ ; ĐIỂM BÙNG PHÁT “TRIỆU ĐÔ” ; TRẦN THỊNH LÂM