Viết bài PR
PR là viết tắt của từ tiếng Anh – Public Relations, hay còn được hiểu là quan hệ công chúng. Nói một cách đơn giản PR thể hiện mối quan hệ giữa “người với người”, thực hiện hợp tác và mở rộng quan hệ với các đối tác, khách hàng và cộng đồng, bao gồm các hoạt động quảng bá dưới mọi hình thức, khai trương, tổ chức event, sự kiện…
Viết bài PR là hình thức xây dựng nội dung bài viết PR hấp dẫn về sản phẩm và những dịch vụ của các công ty hoặc doanh nghiệp nhằm tiếp cận và đem lợi ích đến cho người dùng. Qua đó, giúp khách hàng hiểu thêm về thông tin và những lợi ích đó nhằm duy trì và tạo dựng thương hiệu với khách hàng.
Lợi ích khi viết bài PR
- Giúp bài viết bạn dễ lên top Google nhanh hơn
- Giúp các công ty doanh nghiệp tiếp cận nhanh đến khách hàng
- Gia tăng lượng khách hàng đáng kể
- Xây dựng mạng lưới quảng cáo rộng khắp
- Tạo nên thương hiệu và niềm tin cho khách hàng
Các dạng bài PR
Dạng bài 1: Bài viết Advertorial
Dạng bài Advertorial hay còn được biết đến là bài viết quảng cáo. Đây là dạng bài được pha trộn giữa biên tập và quảng cáo với nội dung đi thẳng vào việc cung cấp thông tin, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bài viết Advertorial thường do các copywriter tại công ty quảng cáo viết và thường để đăng trong các mục quảng cáo.
Dạng bài 2: Bài viết Editorial
Bài viết Editorial là một dạng bài viết PR truyền thống. Bài viết dạng này thường được chính các nhà báo viết nên không chịu bất cứ sự chi phối nào đến từ các doanh nghiệp, công ty. Vì vậy, các bài viết Editorial luôn được đánh giá là khách quan, đáng tin cậy đối với các khách hàng.
Dạng bài 3: Bài viết Testimonial
Testimonial là bài viết PR dạng phỏng vấn hoặc kiểm chứng. Hiểu một cách đơn giản, dạng bài này giống như một bài viết trải nghiệm. Theo đó, người viết sẽ lấy dẫn chứng dựa vào các số lượng đã được thống kê hoặc tiến hành phỏng vấn các khách hàng đã sử dụng sản phẩm để viết thành bài PR.
Tất cả các luận điểm, luận cứ hay dẫn chứng trong bài đều phải đi kèm hình ảnh cụ thể hoặc trích dẫn số liệu chính xác, có nguồn tham khảo để chứng minh,… nhằm thuyết phục sự tin tưởng của khách hàng.
Sai lầm khi viết PR
1. Viết sai sự thật
Thị trường cần quá nhiều người viết mà số người thực sự biết mình đang viết gì thật như lá mùa thu. Chưa làm chủ được cây bút, không năm rõ quy trình hình thành một sản phẩm viết (mà ở đây đại diện là “Bài PR”) khiến cho nhiều người cứ đặt bút là viết như một cái máy, viết sai tính chất sự kiện, sai mục đích ý nghĩa của sự việc, sai cả tông giọng và sai cả bối cảnh cần viết. Có những bạn thậm chí còn không biết và chẳng quan tâm rằng mình đã sai.
Tỉ dụ như viết về một sự kiện nhỏ, nhưng lại viết như thể nó ảnh hưởng đến cả ngàn người. Như vậy, bản chất cũng là viết sai sự thật. Hoặc trường hợp “nhét chữ vào mồm” lãnh đạo, người tham dự để tiện cho người viết, trong khi thực tế họ không hề phát ngôn như vậy, hoặc không hề nhờ người viết “đi quote” giúp.
2. Viết quá tán tụng
Google “bài PR”, ngay lập tức các bạn sẽ thấy hàng chục link quảng cáo dịch vụ viết bài, rồi những title như là “Ba bài PR mẫu hút hồn người đọc”, “10 bài PR mẫu xuất sắc”… Thực sự, với những người làm PR Chuyên nghiệp, chỉ có phương pháp sản xuất bài viết, chứ không có khái niệm “bài viết mẫu”.
Click đọc, các bài viết này nói rằng các bạn cần phải đưa thật nhiều tính từ mạnh, hoành tráng để “nâng tầm thương hiệu”. Ở đây một là cần hiểu, báo chí phản ánh sự thật và trung lập, những câu chữ tán dương (quá đà) chắc chắn không thể phát ra từ những nhà báo sắc sảo dày dặn kinh nghiệm (mà có thể xuất hiện được trên mặt một tờ báo/ trang tin nào đó hẳn là do khâu kiểm duyệt bài thương-mại quá mờ nhạt mà thôi); và hai, dùng từ ngữ hoa mỹ không “nâng tầm được thương hiệu”.
3. Phải khéo khéo lồng ghép thật nhiều tên thương hiệu
Việc tên tuổi doanh nghiệp xuất hiện trong các câu chuyện phi thương mại (đối với độc giả mỗi tờ báo) là lẽ thường. Nhưng không có nghĩa là phải nhồi nhét thật nhiều. Những người làm PR chuyên nghiệp không lập kế hoạch để “mỗi tháng phải lên một bài báo”, hoặc “Sắp chạy chương trình marketing này phải mua một (vị-trí để đẩy) bài báo, càng không tư duy ngắn theo hướng bắt trend mạng và viết một bài giật tí câu khách rồi “ép dầu ép mỡ” đặt tên brand vào bài viết đó.
4. Bắt chước đối thủ
“Anh thấy bọn X làm tốt đấy, em làm cho anh giống như bọn nó, nhưng phải khác“, đây không phải là một yêu cầu ít gặp từ các cấp quản lý. Người làm PR thay vì mất thời gian chiều theo các sếp và bán rẻ tuổi nghề của mình cho những bài viết/ ý tưởng sao chép; thì nên học cách từ chối, nghiên cứu để làm ra những cái riêng của mình, cái riêng của brand mình (theo gợi ý ở phần 3), từ đó tìm cách tư vấn và thuyết phục cho sếp đi một con đường bài bản và bền vững hơn.
Cuối cùng, đừng bao giờ chỉ lên một “Bài PR”. Hãy ít nhất là lên một “vệt bài”.
Học cách viết bài PR chuyên nghiệp
Tham gia ngay khóa học “TRIỂN KHAI VÀ SÁNG TẠO CONTENT ĐA KÊNH” của Trần Thịnh Lâm. Khóa học này sẽ cung cấp kiến thức về công thức viết bài, kỹ năng viết bài PR hiệu quả và tạo ra chuyển đổi cũng như chỉ ra cụ thể những lỗi sai hay mắc phải khi viết PR.
Ngoài ra, Trần Thịnh Lâm còn cung cấp rất nhiều khóa học liên quan đến chủ đề nâng cao bản thân, phát triển doanh nghiệp, sáng tạo trong kinh doanh, bí quyết thu hút vốn đầu từ, kỹ năng cuộc sống,… Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề này thì có thể nhận ngay trọn bộ khóa của Trần Thịnh Lâm bằng cách đăng ký ngay tại đây!
Tổng kết
Các bài viết PR có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hiệu quả. Hy vọng bài viết trên của Trần Thịnh Lâm sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này. Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Hieuqua, Wehelp, Prchuyennghiep)