Thị trường là gì?
Thị trường là một môi trường cho phép người mua và người bán giao thương hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, và thông tin. Sự tương tác này chỉ rõ tính chất cung và cầu, vì vậy nó là nguồn gốc cơ sở của nền kinh tế.
Thị trường có thể được định nghĩa như là một nơi mà các loại giao dịch diễn ra. Thị trường phụ thuộc vào hai thành tố chính – đó là người mua và người bán. Người mua và người bán chủ yếu giao dịch hàng hóa, dịch vụ, và/hoặc thông tin.
Lúc đầu, thị trường chỉ là nơi gặp gỡ, hội họp, tại đó người mua và người bán tụ họp lại với nhau để thực hiện những giao dịch. Ngày nay thị trường thực sự được hỗ trợ bởi mạng lưới công nghệ thông tin như Internet và đã trở thành thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất.
Một vài thị trường có tính cạnh tranh rất cao, vì có nhiều nhà cung cấp bán cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngược lại, có vài thị trường tính cạnh tranh rất thấp thậm chí là không có, cụ thể là có ngành công nghiệp được chính phủ bao cấp.
Chức năng của thị trường
Ở phần trên, CrmViet đã giúp bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về thị trường và các yếu tố liên quan.
Trên thực tế có rất nhiều loại market khác nhau. Tuy nhiên, làm thế nào để ứng dụng các kiến thức này vào công việc kinh doanh của bạn?
1. Trong quảng bá, marketing và PR
Xét trên khía cạnh marketing, có thị trường khách hàng tiềm năng. Khách hàng không tiềm năng. Đó là những người có nhu cầu, hoặc không có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp.
Bằng cách phân biệt các loại market khách hàng tiềm năng mà việc marketing trở nên hiệu quả, đem lại khách hàng mới tốt hơn.
Bởi nếu xác định sai nhu cầu, xác định sai market, mọi cố gắng marketing sẽ trở nên thất bại.
2. Trong bán hàng
Rõ ràng, nếu không hiểu rõ nhu cầu khách hàng của mình, bạn chẳng thể bán bất cứ điều gì.
Những người khách hàng mục tiêu sẽ cảm thấy bị tổn thương nếu bạn chỉ tập trung bán hàng mà không để tâm đến nhu cầu của họ.
Người bán hàng giỏi sẽ là người khéo léo khai thác nhu cầu của khách hàng, và cố gắng nhất để đem lại lợi ích cho họ, và cho công ty.
Cách tính thị phần
Thị phần hay còn gọi là tỷ trọng trong thị trường, tiếng anh là market share. Đây được định nghĩa là thành phần trong thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của một công ty đang chiếm lĩnh.
Xác định và hiểu rõ khái niệm khái niệm thị phần là gì giúp các doanh nghiệp tính toàn được mức độ tập trung hàng hóa người bán trong một thị trường nhất định.
Công thức tính thị phần
Công thức 1:
Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp/tổng doanh số của thị trường.
Công thức 2:
Thị phần = số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp /tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
Xác định thể hiện rõ được số sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp tiêu thụ trên thị trường.
Xác định thì phần tăng trưởng
Nhằm giúp các nhà chiến lược có thể dễ dàng đánh giá đúng thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp mình, các nhà quản lý thường áp dụng Ma trận Boston. Loại ma trận này thường được chia ra làm 4 ô: ô Dấu hỏi, ô Ngôi sao, ô Bò sữa và ô Chó mực. Trục tọa độ của ma trận này, trục tung là trục tăng trưởng doanh số, sản lượng và trục hoành là trục thị phần.
Trong đó:
- Ô dấu hỏi là sản phẩm mới. Những sản phẩm trong ô này cần phải đẩy mạnh tăng trưởng, chú trọng hơn vào Marketing để theo dõi thị trường và tiếp nhận ý kiến từ khách hàng. Đối với nhóm sản phẩm này, sau khi chạy thử và xem phản ứng khách hàng, nếu không có tiềm năng nên cho vào ô chó mực.
- Ô ngôi sao: nhóm sản phẩm cần đẩy mạnh tăng trưởng. Đối với nhóm sản phẩm này, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc quảng cáo để đảm bảo được tốc độ tăng trưởng của sản phẩm với mong muốn chiếm lĩnh thị trường. Đây là nhóm những sản phẩm chiến lược cần phải tập trung để có thể đánh bại được các đối thủ, nên đi trước 1 bước.
- Ô bò sữa: nhóm sản phẩm khó tăng trưởng. Đây là nhóm sản phẩm thị phần có những doanh thu thấp, vì vậy cần chú ý duy trì nguồn lực không nên giảm hay tăng để hạn chế việc bị cắt giảm thị phần.
- Ô chó mực: đây là nhóm sản phẩm ế. Những sản phẩm này thường không bán được, không mang lại doanh số cho công ty. Đối với nhóm sản phẩm này, không nên tiếp tục đầu tư để tránh việc lãng phí, tồn kho ảnh hưởng đến chi phí đầu tư.
Tạm kết
Trên đây mình đã cung cấp một số kiến thức về thị trường, thị phần cũng như chức năng và công thức tính của nó. Hi vọng bài viết này sẽ phần nào giúp được các bạn trên con đường kinh doanh của mình. Ngoài ra, nếu các bạn muốn nắm rõ hơn về thị trường cũng như nhiều thứ liên quan đến kinh doanh, phát triển doanh nghiệp của mình thì có thể tham gia ngay những khóa học của Trần Thịnh Lâm nhé!
Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Xem thêm: Nghệ thuật chốt Sales đỉnh cao, nhanh gọn, hiệu quả bất ngờ
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Kynangquantri, Crmviet, Review)