Tổng kết buổi chia sẻ – training nội bộ của Đồng Thủy, Phạm Thị Linh. về chủ đề “Phát triển bản thân và tầm nhìn tương lai của công ty”
——–
Trong buổi training nội bộ hôm qua thì Thủy Và Linh đã có những chia sẻ rất hay về bản thân và những case study mình đã vượt qua khó khăn như thế nào. Như Thủy thì có nói tói cơ duyên trước lúc làm ở ATP mình dã làm nhưng gì và sau đó vào ATP làm việc gặp phải những khó khăn gì.
Một vài vấn đề chính Minh sẽ liệt kê trong bài post này:
– Tâm thế của một người sinh viên, một người mới vào làm ở cty.
– Những khó khăn và lợi thế của một nhân viên mới.
– Làm sao để phát triển tốt hơn (tâm thế của Hào, tư duy làm việc, quan sát, học hỏi…)
– Cách xử lý những ca khó tư vấn, khó giải quyết (case rất hay của Linh).
– Định vị mục đích và tương lai (Linh chia sẻ và thêm một vài ý riêng của Minh).
– 10 kỹ năng quan trọng nhất của một người nhân viên (Thủy chia sẻ)
– …….
——
Đầu tiên chúng ta trở về 4-5 năm trước, khi công ty vừa mới bắt đầu thành lập. Xuất phát điểm của mọi người là ngang nhau. Cty bây giờ cũng còn rất “Gà”, chưa được chuẩn hóa, chưa được nhộn nhịp như bây giờ. Lương thì rất thấp nhưng “nhậu” thì rất nhiều, 1 tuần nhậu 2-3 lần —-> anh em làm từ đó tời giờ có những cái thân thiết với nhau hơn thời điểm hiện tại. Và cái quan trọng nhất là “ĐỒNG CẢM VỚI NHAU”.
“Có những ngày doanh số chỉ có 600k nhưng vẫn đi nhậu”(Linh Said)
.
“vì đồng cảm với nhau, cùng áp lực giống nhau nên có thể san sẻ gánh nặng cho nhau” (Linh Said)
Ngày trước áp lực rất nhiều:
– Lương thì thấp lè tè (mà suốt ngày nhậu).
– Chẳng có việc để làm.
– Cũng chẳng biết làm gì, chẳng có ai hướng dẫn ( kêu ngồi xem web cả ngày, tới cuối giờ hỏi tiếp thu được gì không em)
—–> Nhưng bây giờ mọi người đã không còn gặp những cảnh tượng như ngày trước nữa rồi….
*Điểm mạnh của cty chúng ta:
Nếu bạn bắt đầu đi làm ở một công ty lớn, bạn chỉ có thể làm thuần một công việc mà thôi, công việc sẽ được giao, và bạn chỉ cần nhắm tới KPI mà làm…. Bạn sẽ KHÓ KHĂN hơn trong vấn đề PHÁT TRIỂN.
—–> Môi trường công ty chúng ta là môi trường “Mở”, môi trường “Đa nhiệm” và là môi trường “Sharing”.Đây là tất cả những yếu tố MẠNH MẼ NHẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN.
– Môi trường “Mở”: cty chúng ta là 1 công ty gia đình, không bị quá nhiều áp lực từ Sếp (Sếp rất hiền và dễ thương, lâu lâu chà tí thôi). Vì bạn chưa đi làm những công ty khác nên bạn chưa hiểu áp lực từ những công ty lớn là ntn.
– Môi trường “Đa Nhiệm”: cty chúng ta không bao giờ giới hạn về công việc và khối lượng công việc . Nhân viên mới hoàn toàn có thể liệt kê ra tất cả nhưng công việc (phù hợp với việc phát triển bản thân của mình) như: viết bài website, tạo nick bán hàng, làm SEO cho website, chạy ads facebook, chạy ads google, …..
—–> học sale tìm Linh Thủy train.
—–> học làm profile tìm Phong, Tèo…
—–> học coder tìm Linh dev, Dú…
—–> học chạy ads facebook, google tìm Tấn, Hào, Phong
—–> học đào tạo, training tìm Minh, Tèo, Phong
—–> học viết content kiếm team content
Và rất rất nhiều cái mà người mới có thể học hoàn toàn miễn phí, trong khi đó ở các công ty khác bạn có được học như vậy, có bị người ta giấu nghề không?
.
– Môi trường “Sharing”: Cách học nhanh nhất là nói ra những gì mình đã học —-> bth thì có ai để mà nói? có ai để mà chia sẻ ???? còn ở công ty thì vô vàn… yếu tố tuyệt vời như vậy mà không tận dụng nó thì có quá phí phạm?
——> Có thể chúng ta sợ bị người khác chửi ngu, sợ bị người khác đánh giá năng lực, sợ bị ghẻ lạnh nhưng đó là ở cty khác. Ở ATP Software thì hòa đồng và thái độ là hai thang điểm cao nhất và luôn luôn được bồi dưỡng qua năm tháng nên sẽ chẳng bị ai coi thường hay đánh giá năng lực. Cái quan trọng nhất là sự phát triển của bản thân và giúp đỡ đồng đội phát triển mà thôi. Không nói ra thì sẽ không nhận được 360 góc độ phản hồi (không biết được những gì mà mình đang fail, đừng huyễn hoặc bản thân nữa mà hãy cố gắng tiếp nhận thông tin phản hồi từ người khác.
*Một vài quan điểm mà những người mới bắt đầu làm hay gặp phải.
– Nhận được thông báo liên tục từ sếp: 3 ngày họp bữa nhỏ, 5 ngày họp bữa to. dần dần khiến cho chúng ta khá là nản (vì càng họp nhiều càng chẳng biết phải làm gì và không có phương hướng làm cụ thể) —-> cần phải thấu hiểu mục đích làm việc, định vị bản thân và đồng cảm với đồng đội hơn thì sẽ không có nhiều cảm giác căng thẳng cá nhân nữa, thay vào đó là căng thăng chung, đồng lòng vượt qua mục đích.
– Tâm lý “ĐÒI HỎI” công ty lương khá thấp – công ty cần phải có chỗ ngồi đẹp, công ty cần phải có …. cái này cái kia —-> nếu có tâm lý như vậy thì dù có đi làm ở 10 công ty mới đi chăng nữa thì cũng nghĩ…. Chúng ta cần phải hiểu -> mục đích lâu dài khi làm ở cty là chúng ta sẽ phát triển bản thân như thế nào, tiềm năng phát triển tương lai của bạn ở công ty (nhìn vào những anh chị đi trước, lúc trước trói gà không chặt, sau 2 3 năm bây giờ đã lên làm leader và khả năng kiếm cho cty hàng trăm triệu mỗi tháng như Thủy).
– ….
——-
Một vài key đễ phát triển bản thân trong môi trường ATPSoftware:
– Update bản thân liên tục – Định vị chuyên gia: “Nỗ Lực”(tâm thế) —> “Tự học”(biết đúng cái để học)—–> “Chia sẻ” để phát triển
– Nhóm kỹ năng thói quen:
+ Muốn phát triển bản thân thì phải có tâm thế hành động quyết liệt (làm mọi thứ phải nhanh, có hiệu suất và giải quyết dứt điểm).
+ Muốn phát triển bản thân thì phải có tâm thế đặt KPI liên tục, tìm ra “Khát vọng” của bản thân (Hào có khát vọng vượt qua Tèo trong năm 2019 này)
+ Muốn phát triển bản thân thì phải có kiến thức nền, phải hiểu bức tranh tổng quan, phải có thói quen tìm hiểu mọi thứ liên tục
——-
Khi mình chia sẻ nhiều, mọi người sẽ mặc định mình là “Chuyên gia”, hay ít nhất người ta cũng sẽ coi mình là người có tầm hiểu biết rộng trong nghề (Linh Said)
——> cần phải Kiên trì, Chăm chỉ, theo lộ trình —-> làm được theo mọi giá.
.
Phần 2: Case Study giải quyết các ca khó khi tư vấn (Hình ảnh minh họa).
.
*Nếu khách hàng khó tính, “em tệ quá, anh không muốn nói chuyện với em, cho anh gặp sếp của em đi”
—–> nếu gửi sđt và thông tin của anh chị Leader khác thì rất fail, cách giải quyết là kiếm sđt và gọi điện trực tiếp hoặc nhờ anh chị giỏi chuyên môn hơn gọi giùm.
*Đi gặp khách trực tiếp, khách chê kiến thức mình còn non thì làm gì (khách giỏi, khách có chuyên môn về quảng cáo).
——> mình phải hiểu rõ, đối với khách hàng đã giỏi chuyên môn thì mình giỏi hơn họ ở điểm nào? Mình hơn họ về phần mềm (vì họ đã xài bao giờ đâu), lúc đó không còn kể về các câu chuyện về tư duy sử dụng nữa mà chúng ta sẽ nói về vấn đề uy tín, về thế mạnh cạnh tranh, về chức năng phần mềm, phải luyện tập cách phản xạ với những câu hỏi đặt ra của khách hàng —> đưa ra các case study đã sử dụng (cho họ thấy những cái thực tế mà họ chưa thấy được chứ không phải kiến thức tư duy).
* Khách hàng đòi refund vì sử dụng không hiệu quả
—–> Chúng ta cần phải nắm rõ tâm lý khách hàng, nếu khách hàng đang quá bực và quá gay gắt thì refund là chuyện phải làm, còn nếu giọng điệu khách hàng bình thường, chỉ hơi thất vọng thì chúng ta có rất nhiều cách hoặc giá trị thêm để chúng ta khiến khách hàng ở lại. VD: Key tham gia khóa học, key upsell hoặc tặng thêm phần mềm, key như trong hình ảnh ở dưới…..
Khi đi găp khách hàng trực tiếp thì nên đi tìm hiểu khách hàng trước, biết rõ ngành nghề và một vài case study về ngành của họ (tìm hiểu, hỏi các anh chị….)
có những sản phẩm không thể bán được trên facebook—> hướng cho họ viral thương hiệu công ty, thương hiệu website….
———-
*10 kỹ năng quan trọng nhất của một người nhân viên*
1. Hiểu nghiệp vụ: đầu tiên mọi người phải hiếu sản phẩm của công ty (~20 sản phẩm) mục đích sử dụng, kết quả cần đạt được, các chức năng sử dụng, ngoài ra phải nắm rõ tổng quan kiến thức marketing để tư vấn, tự đúc kết nghiệp vụ riêng (cách diễn đạt, diễn giải, tư vấn riêng) theo phong cách của mình.
2. Xem: cần phải xem những loại kiến thức gì, những kiến thức đó có thể kiếm ở đâu????
(Minh bổ sung): Một chuyên gia thì lõi kiến thức phải vững:
– Kiến thức căn bản\nền phải rất tốt, hiểu sâu từng từ từng chữ.
– Kiến thức phải đủ bề rộng: marketing không phải chỉ có ở facebook, google, zalo, instagram… mà nó còn rất nhiều kiến thức như onesignal, chatbot viral, influence marketing….. Càng hiểu nhiều thì càng có nhiều câu chuyện để nói.
– Kiến thức phải có tính hiện đại: ví dụ nữa năm trở lại đây thì chatbot viral nở rộ rất nhiều, martech, tmđt v.v…. phải hiểu rõ những kiến thức hiện đại chứ không khách nó cười vào mặt.
– Kiến thức phải có tính thực tiễn: mình chỉ nói những cái mà mình đã làm (hoặc ít nhất mình thấy người ta làm được và mình hiễu rõ là nếu mình làm thì mình cũng làm được). Nếu không thì chỉ là nói chuyện xuông và không có tính thực tế. (nói ra thì hay nhưng tự làm có làm được không?)
3: Trình bày: khả năng trình bày ghi chép thì hoàn toàn có thể học được: xuống hầm xem sổ của Chủ tịch, mượn sổ của chị Kim Anh, Tèo, Phong v.v… xem trên video của người ta khả năng trình bày khi viết bảng (hàng tỉ video). Ngoài ra còn có khả năng trình bay khi làm video, khả năng trình bày khi giao tiếp v.v….
4. Giao tiếp: Nếu không giao tiếp thì sẽ không nhận được 360 phản hồi từ mọi góc độ —> không phát triển được. Nhắc thêm từ buổi training hôm trước: không giao tiếp chứng tỏ mình không quan tâm đến công việc người khác, và từ đó người khác cũng sẽ không quan tâm công việc của mình (tương tác 2 chiều) —-> không có tương tác 2 chiều thì không tạo được động lực cho người khác và người khác cũng không tạo động lực cho mình làm.
5. Note : câu chuyện note keyword của Minh. đọc sách sẽ mất 2h theo kiểu note key nhưng sẽ mất 20 giờ (1 tuần) để đọc full từ a-z. 2h tiếp thu được 30% cuốn sách và 20h tiếp thu 60-70% —-> kiểu note key sẽ giúp tiếp thu được 300% kiến thức so với cách đọc toàn phần (có hàng tỉ cuốn sách, hàng tỉ lại kiến thức nên đừng sợ bị mất kiến thức, cứ đọc nhanh đi để qua được cuốn mới).
6. Lắng nghe: 90% người giàu đều có kỹ năng này, kỹ năng lắng nghe, tiếp thu mọi thứ khi lắng nghe, không coi thường người khác, không nghĩ người khác kém hơn mình. VD: thằng A nó đang diễn giải về 1 vấn đề cho mình, mình thấy nó nói toàn cái căn bản nên mình bỏ về mà mình không lắng nghe tiếp, 30% cuối giờ nó lại nói 1 key rất quan trọng mà key đó sẽ khiến mình thành công. –> mình đã bỏ lỡ một cơ hội để thành công. Mình thấy nó nói sai, mình cãi nó, tranh cãi với nhau ????!! để làm gì?, lắng nghe là cái quan trọng nhất, hãy thực hành nó.
7. Quan sát: quan sát tất cả 6 mục trên, quan sát tất cả mọi thứ, trong khi quan sát cần phải có kỹ năng phân tích, đánh giá và đúc kết kỹ năng, kinh nghiệm cho riêng mình.
8. Chịu áp lực: Chịu áp lực là một kỹ năng quan trọng của người thành công. Mỗi con người đều có một thang điểm chịu đựng riêng. thanh niên A có mức thanh chịu đựng là 10, thanh niên B có mức thang chịu dựng là 100 —-> B sẽ làm được nhiều việc hơn A, B sẽ ít cần xã stress hơn A nếu cùng thực hiện 1 khối lương công việc —-> B làm việc hiệu quả hơn A.
9: Kỹ năng nc qua điện thoại, qua mạng: kỹ năng này thiên về hiểu tâm lý khách hàng, giao tiếp nhiều sẽ rút ra kinh nghiệm riêng của mình.
10. Update kiến thức: Kỹ năng update kiến thức đã nói ở trên……
——-
Định vị bản thân, đặt mục tiêu cho bản thân và tâm thế làm việc
Hào rất tự tin khi dám nói ra điều đó: “Đánh bại Tèo về một lĩnh vực nào đó” trong năm 2019. Việc nói ra như vậy sẽ khiến cho bản thân có niềm tin hơn, có động lực hơn để làm việc và cái quan trọng nhất là có mục đích để làm. Chúng ta nên có những mục tiêu nhỏ. VD: giảm 15kg thì nên đặt những mục tiêu 3kg 3kg để làm thì sẽ tốt hơn là đặt hẳn mục tiêu 15kg. Những mục đích ngắn hạn sẽ là tiền dề chúng ta có thể hoàn thành những mục tiêu dài hạn.
—–
*Hiểu rõ từng công dụng của phần mềm và kết quả mà nó mang lại*
.
– Chỉ riêng phần mềm SP Facebook, SP Account, SP Seeidng, SP FB Mobile đã giúp cho Thủy kiếm được doanh thu hàng trăm triệu mỗi tháng (case study thực tế. —–> khi hiểu rõ được mục đích sử dụng thì chúng ta sẽ có tâm thế muốn làm hơn, muốn tiềm hiểu phần mềm hơn và sẽ nhanh chóng sử dụng phần mềm hiệu quả hơn
—–> hiểu phần mềm để tăng doanh số. Hiểu phần mềm để có nghiệp vụ tư vấn. hiểu phần mềm để sử dụng hiệu quả, có case study riêng.
“Mỗi ngày đều là một cơ hội để phát triển”
P/S: POST SHARE GROUP NỘI BỘ ATP THẢO LUẬN
Người viết: Minh LEO