Phần mềm ERP mang lại lợi ích to lớn khi doanh nghiệp khi ứng dụng như: quản trị doanh nghiệp toàn diện, phê duyệt online, xem báo cáo theo thời gian thực ngay cả khi bạn không ở văn phòng, các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp công việc ăn ý, giảm 70% các quy trình làm việc thủ công, đưa ra quyết định kinh doanh kịp thời, sáng suốt…
ERP là gì?
Trước tiên chúng ta cùng nhìn lại sơ về lịch sử của hệ thống ERP một chút. Có thể nói ERP được ra đời nhờ sự phát triển từ một ứng dụng lập kế hoạch nguồn lực sản xuất (MRP) và sản xuất tích hợp máy tính (CIM) và phát triển một cách toàn diện thành hệ thống ERP; Từ ERP xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990 khi tập đoàn Gartner dùng nó để mở rộng cho MRP.
Đến khoảng giữa những năm 1990, ERP đã được áp dụng cho hầu hết các mảng của một doanh nghiệp chứ không chỉ được dùng cho bên sản xuất. Các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ cũng bắt đầu ứng dụng ERP. Tới khoảng năm 2000, thuật ngữ “ERP II” xuất hiện và được dùng để chỉ những phần mềm ERP có khả năng dùng giao diện web để truy cập và sử dụng. ERP II cho phép không chỉ bản thân công ty mà cả khách hàng và các đối tác trong dây chuyền cung ứng cũng có thể xem được thông tin. Hay nói cách khác, thế hệ ERP mới này hỗ trợ việc hợp tác giữa các công ty với nhau chứ không chỉ quản lý nội bộ nữa.
Ý nghĩa của ERP
R: Resource (Tài nguyên). Trong kinh tế, resource là nguồn lực (tài chính, nhân lực, công nghệ). Tuy nhiên, trong ERP, resource có nghĩa là tài nguyên (TN). Trong CNTT, tài nguyên là bất kỳ PM, phần cứng hay dữ liệu thuộc hệ thống mà có thể truy cập và sử dụng được. Ứng dụng ERP vào quản trị DN đòi hỏi DN phải biến nguồn lực (NL) thành tài nguyên (TN). Cụ thể là:
– Phải làm cho mọi bộ phận của đơn vị đều có khả năng khai thác NL phục vụ cho DN.
– Phải hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác NL của các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng.
– Phải thiết lập được các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất.
– Phải luôn cập nhật thông tin tình trạng NL DN một cách chính xác, kịp thời.
Muốn biến NL thành TN, DN phải trải qua một thời kỳ ‘lột xác’, thay đổi văn hóa kinh doanh trong và ngoài DN, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa DN và nhà tư vấn. Đây là giai đoạn ‘chuẩn hóa dữ liệu’. Giai đoạn này quyết định thành bại của việc triển khai hệ thống ERP, chiếm phần lớn chi phí đầu tư cho ERP.
P: Planning (Hoạch định). Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh doanh. Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ DN lên kế hoạch ra sao?
Trước hết, ERP tính toán và dự báo các khả năng sẽ phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của DN. Chẳng hạn, ERP giúp nhà máy tính chính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu (NVL) cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu NVL, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng… Cách này cho phép DN có đủ vật tư sản xuất nhưng vẫn không để lượng tồn kho quá lớn gây đọng vốn. ERP còn hỗ trợ lên kế hoạch trước các nội dung công việc, nghiệp vụ cần trong sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, hoạch định chính sách giá, chiết khấu, các kiểu mua hàng giúp tính toán ra phương án mua nguyên liệu, tính được mô hình sản xuất tối ưu… Cách này giảm thiểu sai sót trong xử lý nghiệp vụ.
E: Enterprise (Doanh nghiệp). Đây chính là đích đến thật sự của ERP. ERP cố gắng tích hợp tất cả các phòng ban và toàn bộ chức năng của công ty vào chung một hệ thống máy tính duy nhất mà có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu quản lý khác nhau của từng phòng ban.
Quả thật hết sức khó khăn để xây dựng một chương trình phần mềm duy nhất để phục vụ các nhu cầu quản lý khác nhau của nhân viên ở bộ phận Tài chính kế toán cũng như ở bộ phận Hành Chánh Nhân sự và Kho… Mỗi phòng ban hầu như đều có riêng một hệ thống máy tính để xử lý công việc của mình. Nhưng ERP kết hợp toàn bộ các hệ thống riêng lẻ vào chung một chương trình phần mềm tích hợp, chạy trên một cơ sở dữ liệu để các bộ phận có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và tương tác với nhau. Việc tích hợp này sẽ mang lại nhiều lợi ích nếu các công ty biết thiết lập phần mềm một cách đúng đắn.
Vai trò của ERP trong doanh nghiệp
Hiện nay, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng mang đến những thách thức vô cùng lớn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Đa số các tập đoàn hàng đầu thế giới đều áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp để quản lý hoạt động kinh doanh của mình và xem đây là yếu tố then chốt, chìa khóa cho sự thành công của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp cận và áp dụng hệ thống ERP trong quá trình hoạt động doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là một thuật ngữ được dùng liên quan đến một loạt hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ, để giúp cho công ty quản lý các hoạt động chủ chốt của nó, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng,…
Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tài chính có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.
Phần mềm ERP là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể, giúp doanh nghiệp: Hoạch định, thực hiện, kiểm soát, ra quyết định.
Với ERP, mọi hoạt động của một công ty, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng… đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. ERP được xem là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới hiện nay. Nếu triển khai thành công phần mềm ERP, chúng ta sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.
Nhiều doanh nghiệp thất bại với ERP
Lợi ích mà giải pháp ERP mang lại cho doanh nghiệp là không phải bàn cãi, thế nhưng bạn cần hiểu rõ, không phải doanh nghiệp nào triển khai ERP cũng thành công.
Công thức để triển khai ERP thành công là 40-40-20, trong đó 40% từ phía doanh nghiệp, 40% từ đối tác triển khai và chỉ 20% là do giải pháp ERP.
Tuy vậy, đa số doanh nghiệp đều lầm tưởng rằng cứ lựa chọn được giải pháp ERP “xịn” là sẽ thành công. Tất nhiên, một giải pháp ERP đắt tiền từ một nhà cung cấp uy tín, nổi tiếng trên thế giới bao giờ cũng đảm bảo hơn về chất lượng và khả năng khai thác tài nguyên của các phân hệ, thế nhưng tính phù hợp mới là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn giải pháp ERP.
Giải pháp ERP phải phù hợp với đặc thù riêng của doanh nghiệp như ngành nghề, cơ cấu tổ chức, quy mô, kế hoạch kinh doanh, … và có khả năng liên kết số liệu chặt chẽ, mà yếu tố này lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ năng lực của đối tác triển khai ERP.
Việc tìm được một đối tác tư vấn triển khai có uy tín và kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Đừng cho rằng một công ty triển khai ERP thì chỉ có kiến thức về ERP và tin học, mà họ còn phải hiểu biết sâu sắc về mỗi ngành nghề và điểm mạnh, điểm yếu của từng khách hàng. Một đối tác có năng lực và kinh nghiệm sẽ dễ dàng “bắt bệnh” của doanh nghiệp và lựa chọn được giải pháp cho phù hợp nhất cho mỗi công ty, do vậy doanh nghiệp không nên quá “ki bo” về chi phí cho đối tác triển khai.
Triển khai ERP cho doanh ngiệp
Tại các doanh nghiệp tầm trung & lớn, việc triển khai ERP là một thách thức, qua trình triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp nhỏ. Theo thống kê chỉ hơn 30% trong số các doanh nghiệp triển khai thành công. Và nếu quá trình triển khai ERP thất bại, sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều nguồn lực & chi phí.
Hãy tham gia ngay khóa học “quy trình triển khai ERP cho doanh nghiệp” của Trần Thịnh Lâm để giúp doanh nghiệp có quy trình triển khai ERP đúng đắn với quy mô, lĩnh vực mình hoạt động.
Ngoài ra, nếu các bạn quan tâm đến việc phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư,..v..v. Có thể xem ngay trọn bộ khóa học của Trần Thịnh Lâm!
Tổng kết
Hy vọng những kiến thức mà mình đưa ra giúp bạn hiểu sâu hơn các chức năng của phần mềm ERP. Nếu cần tư vấn xây dựng hệ thống ERP cho doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi. Nếu có câu hỏi thì đừng ngại để lại bên dưới 1 comment để cùng Trần Thịnh Lâm giải đáp thắc mắc nhé!
Như Hoan – Tổng hợp
(Tham khảo thêm: Itgvietnam, Bravo, Gsotgroup, Cmcsoft)