(Đây là bài review của một nhân sự ở ATPSOFTWARE sau khi tham gia 1 phần (tất cả 10 phần) trong khóa học trực tiếp: TRANG BỊ NĂNG LỰC TRIỆU ĐÔ)
P/S: Đây là bài review trong nội bộ mình đăng lại nguyên văn không chỉnh sửa nên có thể có chỗ dùng từ không hợp lý cho mọi người.
LÊ MINH – LEADER ATPBOOK
Đây là một bài viết review lại cho mọi người nắm các “ý chính” từ buổi training module cuối cùng trong “khóa học triệu đô” của anh Lâm. “NĂNG LỰC LEADER DỰ ÁN”.
.
Qua bài viết này Minh cũng có một vài góp ý dành cho các bạn MỚI cũng như những anh em làm cũng đã lâu nhưng đôi khi không có được sự phát triển, chán nản, mất định hướng cũng như đang bơi trong mớ công việc hỗn độn của mình (đây một phần cũng là lỗi của những Leader, của công ty đã không định hướng rõ ràng và không cho mọi người biết rõ được MỤC ĐÍCH làm việc). Hi vọng qua bài viết này thì mọi người có thể hiểu được và có động lực hơn trong công việc của mình.
————–
Đầu tiên là những thành viên tham gia buổi học này bao gồm: Minh, Thành (chợ cư dân), Phong (ATP Media), Lộc (ATP WEB), Đại (ATP IDEA), Hoàng (Simsodepvietnam). Tổng cộng 6 người đã được anh Lâm chọn để học buổi học này. Bất kỳ buổi học nào diễn ra và những người tham gia khóa học là đều có mục đích của nó, và Minh sẽ tổng kết lại tất cả những kiến thức mà Minh đã đúc kết và chiêm nghiệm được qua những buổi học QUÁ TUYỆT VỜI như thế này.
Vì sao nó lại là một buổi học QUÁ TUYỆT VỜI?
– Trong khóa học này a Lâm không còn là một Trainer, anh lâm đã trở thành một Mentor thực sự, đưa ra những nhận định đánh giá về những gì mà các Leader đang gặp phải.
– Buổi học này đã đánh thức lại khả năng, ý tưởng, động lực của tất cả mọi người, đã tạo được cho Minh một cái nhìn mới hoàn toàn về việc “Leader một dự án”, những kỹ thuật cần có khi bước chân vào giai đoạn “Quản lý cấp trung”. Hiểu được việc mình cần phải làm, cần phải nắm rõ, cần phải phân tích, quản lý, đo đạt, đúc kết khi “quản lý con người”.
– Khóa học là một sự connect cực mạnh với anh Lâm, điều mà trước giờ chưa bao giờ có (điển hình là việc có thể hỏi anh Lâm bất cứ điều gì và với kiến thức của mình, anh Lâm đã giải quyết từng vấn đề một theo một cách rất Smart và đúng trọng tâm, đúng chủ đề).
– Dần dần Minh đã nghiệm ra được những sai lầm, những cái “không thông minh” của mình. Cải thiện cực mạnh được “Tư duy giải quyết vấn đề” – khả năng “Nhận định bản chất vấn đề” và các công thức “NẾU KIÊN TRÌ LÀM THEO” thì Minh biết chắc rằng mình sẽ khác biệt hơn so với bây giờ rất nhiều
-…..
.
Chỉ riêng những cái ở trên, không cần nói đến kiến thức thì đã quá đủ để thay đổi một con người ngay từ mặt “NHẬN THỨC”.
————-
Trong bài viết này Minh không muốn viết dài dòng nên Minh chỉ liệt kê ra những “đúc kết” những ý chính mà Minh nghĩ rằng nó sẽ rất có ích cho mọi người. (tuy vậy nó vẫn rất rất dài…)
A. NHỮNG KỸ NĂNG ĐÃ NHẬN ĐƯỢC TRONG BUỔI HỌC
1. Kỹ năng duy trì động lực
– Bất cứ khi nào mình cảm thấy Fails, thất bại, chán nản —–> hãy thay đổi môi trường ngay lập tức, hoặc thay đổi công việc đang làm. But, hãy cố gắng hoàn thành xong “MỘT CÔNG VIỆC DUY NHẤT” trước khi thực hành các công việc tiếp theo. TRONG BẢN CHECKLIST CÔNG VIỆC CỦA ANH LÂM CHỈ CÓ DUY NHÂT 1 VIỆC – và việc đó phải làm cho xong, cho đứt điểm, cho hoàn thiện trước khi bước sang làm một việc khác —-> Giải quyết dứt điểm từng công việc một cách “tận tâm” – “xuất sắc” là một kỹ năng của một LEADER giỏi.
VD: khi đang chán công việc support, đùng một cái đứng dậy, đi ra ngoài vận động, hít thở khí trời, làm điều thuốc. làm vài chuyện điên rồ để xốc lại tinh thần rồi bay vào công việc tiếp.
VD: Một ngày có 6 cái checklist: quay video, viết 1 bài chia sẻ, chăm sóc tài khoản, trả lời inbox, làm 1 ebook, đăng bài 20 group. Đừng nên làm mỗi thứ một tí mà phải giải quyết cho xong 1 cái trước khi làm những cái kia. KHÔNG CHECK INBOX 5 TIẾNG CŨNG CHẢ SAO – thậm chí là 5 ngày —-> cái quan trọng là làm xong 1 việc trước khi làm việc khác. Nếu cứ làm từng việc từng việc xong xong với nhau, cứ qua việc mới là phải quyết tâm “LÀM LẠI TỪ ĐẦU” —> mất hiệu xuất, mất tinh thần và chẳng xong được việc nào. Một ví dụ cụ thể nhất là phần mềm AUTOVIRAL CONTENT —> khách hàng có thể đăng bài cả tháng cho fanpage, nếu mỗi ngày mà cứ đi tìm bài rồi đăng thì tới ngày thứ 4,5 là chán rồi, còn đây set bài 30 ngày 1 lần thì chẳng bao giờ quên được.
2. Kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề
– Đầu tiên trong kỹ năng này thì chúng ta phải biết 1 tips nhỏ trước đó chính là “KHÔNG TRỐN TRÁNH VẤN DỀ”. Khi gặp một vấn đề nào đó, chúng ta cần phải thực hiện nó ngay. VD: một ông khách khó tính inbox —> chán chả muốn trả lời vì biết trước là chửi, ngại rep inbox, “trốn tránh” việc rep inbox khách —> cần rep inbox khách ngay lập tức.
– Tiếp theo là giải quyết vấn đề một cách SMART. Tư duy giải quyết vấn đề sẽ nằm ở đây. KHI GẶP MỘT VẤN ĐỀ, CHÚNG TA PHẢI NGHĨ TỚI CÁCH GIẢI QUYẾT. Vấn đề là một chấm tròn ở giữa, thông thường theo tư duy của rất nhiều nhân viên ở ATP thì từ chấm tròn đó chúng ta cứ đi vòng vòng vòng và rốt cuộc lại trở về chấm tròn đó. —-> VẤN ĐỀ CHỈ MÃI LÀ VẤN ĐỀ, CUỐI CÙNG LẠI TRỞ VỀ VẤN ĐỀ.
Khi gặp một VẤN ĐỀ thì điều trước tiên chúng ta phải nghĩ CÁCH GIẢI QUYẾT LÀ GÌ? đặt ra những câu hỏi tại sao, làm thế nào, cách giải quyết cho VẤN ĐỀ ĐÓ, chứ không phải ngồi suy nghĩ rằng vấn đề này “khó quá”, “mình làm không được”, “nhưng mà”….
CÔNG THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
.
Vấn đề —-> Cách giải quyết —-> Thực hành ngay lập tức, làm điên cuồng —-> sai thì sửa, sai thì hỏi google, sai thì nhờ người giỏi hơn chỉ điểm —-> thực hành điên cuông tiếp —-> lại sửa chửa, lại thực hành, lại đúc kết —-> Vấn đề được giải quyết.
CÁCH TƯ DUY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG MINH:
——–> TRI THỨC (TUỆ): chỉ có tri thức nhiều, chỉ có va chạm, thực hành, quan sát, đúc kết nhiều thì tư duy giải quyết vấn đề mới khá lên được.
3. Plan và Re-Plan (cực kỳ quan trọng).
– Để có thể trở thành một Leader giỏi, một Leader có “tầm” thì việc lập kế hoạch và lập lại kế hoạch liên tục là một điều CỰC KỲ CẦN THIẾT. có những người cứ bảo rằng, tháng trước em lập kế hoạch rồi, 2 tháng trước em lập kế hoạch rồi và giờ chỉ cần làm theo kế hoạch đó thôi —> như vậy là RẤT SAI LẦM.
.
Việc lập kế hoạch liên tục sẽ cho chúng ta sự PHẢN XẠ. Lập kế hoạch cho cuộc đời mình, lập kế hoạch cho công việc cá nhân, lập kế hoạch cho teamwork…. Khi lập kế hoạch chúng ta sẽ phải trả lời vô vàn câu hỏi “Tại Sao” “Làm thế nào”…. Chúng ta sẽ phải nghĩ tới rất nhiều vấn đề như chi phí, khả năng, kỹ năng, lợi nhuận, thời gian, kết quả, mục đích, vấn đề, con người, cách xử lý, cách giải quyết, cách đặt ra giả thuyết, cách giải quyết những giả thuyết, phân tích dự án, lộ trình, quy trình…..
Đôi khi bạn sẽ sai:
– Sai lựa chọn
– Sai mô hình
– Sai cách lấy tiền
– Sai chiến lược
– Sai…..
Nhưng may thay, ở ATP của chúng ta có ÔNG TRÙM CHIẾN LƯỢC —> Anh Lâm, chúng ta có một MENTOR miễn phí, nhưng chúng ta không tận dụng. Chúng ta sợ tiếp xúc, sợ sếp, và đó là một thiệt thòi.
Startup bên ngoài:
– No mentor
– No lương (ăn mì tôm startup)
– No Chiến lược (hoặc đưa ra chiến lược sai)
– No nhân lực (tự tuyển mọi thứ, tự bỏ chi phí nhân sự)
– No everything và mọi thứ bắt đầu từ con số 0
Tuy vậy, vẫn có thể bạn sẽ khởi nghiệp thành công —> vì bạn giỏi, vì bạn “gồng” được nhưng tỉ lệ chỉ là 1/10 hoặc cao lắm là 2/10 người “giỏi” startup “có thể” thành công. (10 người giỏi nhé, không phải 10 người bth đâu). —–> sao không chọn cái SMART mà làm?
4. Khả năng GỒNG GÁNH Team work, GỒNG GÁNH dự án.
Một vấn đề rất hay gặp phải của những người mới lên làm leader là quá tự tin vào khả năng của mình. Khi bạn đã trở thành một “Quản lý tầm trung” bạn sẽ gánh lên mình “sức nặng” của teamwork, “sức nặng của dự án”.
.
VD: năng lực của bạn là một vòng tròn với bán kính 5cm—– Các vấn đề của dự án là một vòng tròn bán kính 50 cm —- Các vấn đề, công việc, quản lý teamwork là vòng tròn có bán kính 20cm.
——-> Năng lực của bạn phải là một vòng tròn bán kính >100cm thì may ra bạn mới kéo được 2 vòng tròn kia đi theo bạn (năng lực của bạn phải dư thừa hơn 2 vòng tròn kia). Còn nếu không thì bạn chỉ bị 2 vòng tròn đó KÉO BẠN CHẬM LẠI, KÉO BẠN ĐI XUỐNG, KÉO BẠN rơi khỏi VÙNG TÍCH CỰC của mình.
QT: “Năng lực phải dư thừa hơn dự án, dư thừa hơn gánh nặng teamwork —-> dự án mới thành công. Người sếp sẽ nhìn vào đó để đánh giá bạn.
5. Khả năng Quan sát, học hỏi, thực hành, đúc kết.
“QUAN SÁT, HỌC HỎI, THỰC HÀNH, ĐÚC KẾT” là “công thức” thành công với tỉ lệ cao nhất nếu như chúng ta có thể “cày điên” với công thức đó. Đây cũng là công thức thành công của những người thuộc top 5% thế giới.
Sinh sau đẻ muộn là một “lợi thế” nếu chúng ta có phương pháp đúng, chúng ta hoàn toàn có thể vượt trội hơn người khác với công thức này, học hỏi những sai lầm của người khác (những sai lầm mà họ đã phải “trả giá” để có được nó) và đôi khi nó là tiền đề để “khơi gợi” kiến thức trong đầu chúng ta, biến kiến thức chúng ta học được cộng hưởng với những kiến thức sẵn có trong đầu để tạo ra kiến thức A++.
Kỹ năng này hoàn toàn rất đơn giản nhưng bù lại thì chúng ta phải có được 2 yếu tố khác là “niềm tin” và “cày điên” và thêm 1 cái quan trọng khác nữa là chọn đúng cái để học.
+ Niềm tin: giúp chúng ta có “nhận thức” cao độ về việc mình sắp làm. Mình sẽ học được kiến thức này, kiến thức kia từ họ, nhưng cái fail của họ cũng là cái mà mình cần biết để tránh, tất cả kiến thức mà họ dạy đều có ích cho mình. (rất quan trọng)
+ Cày điên: mình cần phải có tâm thế cày vì chính mình, học là vì mình, đúc kết kiến thức, chia sẻ nội dung cũng là chia sẻ cho mình. Mình “giỏi” thì mình mới giúp được người khác, mình giỏi thì mình mới có thể có sức mạnh để thay đổi người khác. Mình sinh sau đẻ muộn nên thiên thời địa lợi nhân hòa không giống với lúc người ta làm vào 2 3 nam trước. Bây giờ mình muốn giỏi hơn người ta thì hoặc là “mình giỏi hơn người ta” còn không thì mình phải “cày điên hơn họ nhiều lần”. —-> Hiệu suất làm việc.
+ Chọn đúng cái để học: thường thì những gì mà mình học thì cần phải:
a. Có thể sử dụng được liền
b. Có liên quan tới cái mình làm.
c. Giúp ích cho mình trong kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn.
—-> Chọn đúng cái cần học, tránh nạp rác vào đầu.
6. Kỷ năng review
-Khi mình nghe thấy 1 kiến thức: mình đang học được A-
-Khi mình ghi chép kiến thức: mình học được A
-Khi mình đọc lại kiến thức và liên tưởng tới những kiến thức bản thân: Mình học được A+
-Khi mình ghi lại review dựa trên những kiến thức liên tưởng đó, sáng tạo hơn, đúc kết hơn, mình học được A++ (hoặc A++++).
-Khi mình càng học nhiều, càng đúc kết nhiều MỖI NGÀY, và quan trọng nhất là mình CHIA SẺ kiến thức đó cho người khác. kiến thức đó sẽ là kiến thức CỦA MÌNH.
.
Review ở đây là sự liên tưởng tới những thứ mà mình vừa học được và những kiến thức mà mình đã có sẵn để sáng tạo ra nhiều cái mới. review cũng giúp chúng ta nhớ kỷ kiến thức, có tư liệu để chia sẻ, có sự đúc kết riêng của bản thân để thực hành được tốt hơn.
7. Kỹ năng “nhân bản”
Đây là một kỹ năng mà không phải bất cứ ai cũng có thể làm được, là một trong nhóm những kỷ năng khó trong top 1%.
Nhân bản ở đây có rất nhiều “loại” nhân bản. Ví dụ như:
– Nhân bản kỹ năng chuyên môn: người khác cũng có thể làm được những kỷ năng chuyên môn mà mình đang có, người khác cũng có thể làm những công việc mà mình đang làm, thay thế mình làm những công việc lặp đi lặp lại hoặc ít quan trọng để mình có thể “làm những việc giá trị hơn” và quan trọng là người đó nên làm được 70% những gì mình “đã làm được” thì việc nhân bản mới thành công.
– Nhân bản “tâm thế”: đây là một cái khiến mình có thể tạo nên sức ảnh hưởng cực mạnh trong đội nhóm làm việc. Việc nhân bản tâm thế này sẽ giúp cho đồng đội, đồng nghiệp, người làm cùng cảm thấy “mình thật sự quan trọng”, “năng lực mình có”, “mình cần phải thay đổi”, “mình phải thành công”, “mình phải đóng góp cực kỳ lớn cho cty”, “mình phải đột phá”….. Và nếu như mình có thể nhân bản tâm thế thì theo thời gian, sự phát triển của công ty không còn là phát triển theo vài chục % nữa mà là vài trăm, vài nghìn%.
– Nhân bản “tầm nhìn”: Người giỏi hay không còn phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn của họ. Sức của mình đang ở mức 50, tầm nhìn của mình đang ở mức 20 thì cao lắm mình cũng chỉ làm được 30. nhưng nếu tầm nhìn của mình cao hơn năng lực (và thực tế lúc nào cũng phải vậy), 100 chẳng hạn thì mình sẽ cố gắng được 80 – 90, hoặc bét nhất cũng rơi vào khoảng 60. (luôn luôn hơn mức 30). Người có tầm nhìn hạn hẹp, sẽ chẳng thể đột phá được bản thân.
8. Kỹ năng tạo sức ép cho bản thân.
– Đây là một kỹ năng thực sự rất quan trọng vì nếu không có “sức ép”, con người sẽ không có động lực, không thúc bản thân “vượt qua giới hạn” . một trong những lý do thúc ép bản thân quan trọng bạn có thể thấy là “DEADLINNE” những ngày cuối cùng, những giờ cuối cùng trước khi tới Deadline
là những lúc mà não bộ của bạn hoạt động mạnh mẽ nhất, tích cực nhất, quyết liệt nhất, nhưng đó là Deadline mà “người khác đặt cho mình”, nó mới khiến mình cảm thấy “áp lực”.
—–> Người Leader thật sự sẽ biết cách tự tạo ra Deadline cho bản thân mình và tạo ra Deadline cho nhân viên.
+Sức ép bản thân bắt đầu từ đâu?
a. Trách nhiệm: đối với bản thân, khách hàng, dự án, xã hội, gia đình, kỳ vọng của người khác về mình….
b. Thốn, mất tiền: Nếu tự thân “lập nghiệp” thì tính tới giờ các leader đã lỗ bao nhiêu tiền ??? Nếu số tiền đó là của mình, mình sẽ thốn cỡ nào? Rớt mất cái bóp mất 2tr trong bóp đã thấy rất thốn rồi chứ đừng nói tới tiền trăm triệu mất.
c. Nhìn thấy “thứ mà mình sẽ đạt được” trong tương lai.
9. Kỷ năng chuyển đổi mọi thứ thành “tích cực”
Trong mắt người “tích cực” thì mọi thứ sẽ “dễ dàng” để thực hiện hơn là người tiêu cực, Khi mọi thứ đều “tích cực” thì giải pháp sẽ tự xuất hiện, mọi thứ cũng sẽ trơn tru và đơn giản hơn bình thường, và cái quan trọng là bạn có “động lực” để thực hiện.
Mỗi ngày chúng ta sẽ gặp vô vàn điều tiêu cực. Theo quy tắc 80 20 thì trong mắt người bth thì 80% là tiêu cực: từ quần áo mình mặc không được đẹp, từ ly nước uống bị dở, từ buổi trưa shipper giao hàng đồ ăn trể…. xếp la mắng, bạn bè xa lánh, đồng nghiệp chê bai… Và tất cả những thứ đó vô tình ảnh hưởng tới tâm lý làm việc cả ngày của 1 con người —-> nếu dẹp bỏ được mọi thứ tiêu cực này, chúng ta sẽ là nhóm 20%.
Vậy làm sao để hướng mọi thứ tới tích cực?
Để mọi thứ trong mắt chúng ta trở nên tích cực hơn thì bắt buộc chúng ta phải rèn luyện, đầu tiên, chúng ta cần phải nhìn nhận đúng bản chất vấn đề theo hướng tích cực bằng cách:” mọi vấn đề đều có nguyên nhân và kết quả “Tốt” của nó. Ví dụ: “sáng sớm bạn dậy sớm để đi làm, đang đi thì xe hết xăng và bạn phải dắt bộ”—–> tiêu cực, nhưng kết quả tốt của nó là gì “nếu ko dắt xe thì bạn chạy thêm 20m đôi khi bạn đã bị tai nạn”
——> Rút ra: luôn nghĩ về mặt tốt của vấn đề, hoặc nghỉ ra mặt tốt giả định nào đó của nó
Càng nghĩ mọi chuyện thiên hướng tích cực thì chúng ta sẽ càng tích cực, chúng ta sẽ càng truyền tích cực tới người khác, môi trường của chúng ta sẽ càng lúc càng tích cực và công việc của chúng ta càng dễ dàng hơn.
10. Kỷ năng tự nghiệm bản thân
Không tự nghiệm bản thân, thì bạn sẽ không biết được bản thân mình đang thiếu xót gì, mình đã làm được những chuyện gì tốt, chuyện gì xấu, khả năng mình có thể phát triển tới đâu, thay đổi “tầm nhìn” như thế nào. Đôi khi chúng ta phải có những “khoảng lặng” cho bản thân, để tự chiêm nghiệm lại những gì mình đã làm, không cần giấy viết, không cần máy tính, điện thoại hay bất cứ gì cả. Chỉ đơn giản chúng ta ngồi lại ở một địa điểm nào đó thoải mái đầu óc, thoải mái tâm trí, nghiệm lại những gì mà chúng ta đã làm trong ngày hôm nay, nghĩ về định hướng tương lai, nghĩ về những kế hoạch, những công việc mà mình sẽ trải qua, về những gì mà người khác nói về mình….
—–> Những điều mà chúng ta đúc kết, chúng ta nghiệm ra khi chúng ta ngồi “nghĩ 1 mình” đôi khi sẽ đem lại cho chúng ta những sáng tạo vượt bậc. Hoặc ít nhất chúng ta đã “hiểu chính bản thân mình hơn”
11. Kỹ năng “cân bằng” tâm lý cho teamwork
Đây là một kỹ năng cực kỳ cần thiết để chúng ta không bị “ảo tưởng” hoặc “thất vọng”. Trong một công ty, khi công ty đó đã quá thành công thì những nhân viên công ty đôi khi sẽ “ngủ quên trên chiến thắng”, à thì mình đã giỏi rồi, à thì cty mình cũng đã đến một mức độ không ai bì kịp rồi, à thì mình có ông sếp giỏi, ông đồng nghiệp giỏi có thể “cân” mình rồi—–> tâm thế làm việc hời hợt, công việc trì trệ, làm việc chẳng ra hồn.
Một câu chuyện mà Minh muốn nhắc tới trong bài toán “cân bằng” tâm lý này là một câu chuyện mà Minh đã đọc được trong sách. Câu chuyện kể về cách thức mà Pharaon đã làm khi đất nước của mình đã đứng trên đỉnh của lục địa, không còn ai có thể bì kịp. Lúc này người dân cảm thấy mình đã có một cuộc sống phồn hoa, sung túc rồi nên cả đất nước làm việc rất trì trệ. Lúc này thì tể tướng của Pharaon đã đưa ra một dự báo
“Thần linh chỉ giúp đỡ cho chúng ta trong 7 năm, sau đó sẽ là 7 năm cực hạn, mọi thứ sẽ rơi vào bỉ cực, tai họa sẽ không thể tránh khỏi”
Và những lời đó được lan truyền trong khắp nhân dân (người dân ngày xưa rất tin vào thần linh) và sau đó là những bài diễn văn của Pharaon, kêu gọi mọi người phải cật lực làm việc trong 7 năm “thuận lợi” này, chuẩn bị cho 7 năm bỉ cực tiếp theo. Nhân dân đã tin vào lời đó và cố gắng làm việc dù hiện tại mọi thứ đang “rất thuận lợi”.
Đây chỉ là một ví dụ nhỏ về việc “cân bằng” tâm lý cho teamwork, người leader giỏi thì phải nắm bắt được tâm lý từng người và tâm lý chung của team để có những thủ thuật cân bằng hợp lý.
12. Kỷ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian rất quan trọng đối với một người đang trong giai đoạn phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp. Bạn có thể hiểu, ai cũng chỉ có 24 giờ 1 ngày, 7 ngày 1 tuần, 4 tuần 1 tháng, 12 tháng 1 năm. Mỗi ngày thì có người làm việc 12 giờ, có người làm việc 8 giờ, có người chỉ làm việc 4 giờ và tương tự thì họ cũng có một khoảng thời gian tương đương nhau để “học”.
Theo công thức mà anh Lâm chia sẻ thì chúng ta sẽ có “40-30-20-10” % theo từng mốc thời gian:
40%: làm việc: phải thật sự là làm việc, làm việc đúng đắn, làm việc ra “kết quả”, làm việc ra “khối lượng”. Đôi khi bạn ở công ty 10 tiếng (thêm 2 tiếng ngủ trưa) nhưng thực chất bạn chỉ đang làm khoảng 4-5 tiếng. thời gian còn lại thì bạn lướt facebook, đọc tin nhắn, trả lời bạn bè, xem email, ngồi xem các clip trên facebook hoặc những việc gì đó “không thiên về công việc”. Cần phải tối ưu lại những vấn đề này để đôi khi chúng ta có thể hoàn thành công việc sớm hơn (hoàn thành các KPI mỗi ngày) và giành nhiều thời gian hơn để học.
30%: Ngủ. Ngủ củng cần ngủ hợp lý, ngủ cũng cần ngủ đúng cách và “ngủ” làm sao để cơ thể vẫn có năng lượng, ngủ làm sao để sáng dậy tảnh mảnh, tràn đầy sức sống và có thể bắt đầu làm việc ngay được. (tham khảo một vài phương pháp như ngủ ngắn, ngủ thiền, ngủ 5 giai đoạn….)
20%: học tập; Như những gì đã nói ở các phần trước, mỗi ngày chúng ta nên giành 4-5 tiếng để học (20% của 24h). học những gì mà chúng ta cần nhất bây giờ, học những gì chúng ta có thể ứng dụng được liền cho công việc, học những gì giúp chúng ta phát triển bản thân vượt bậc. Nhắc lại, chọn đúng cái để học.
10%: giải trí: Nếu sắp xếp đủ, chúng ta vẫn có thể dành 10% này để ăn uống, tắm rửa, các hoạt động giải trí cá nhân (đôi khi chuyển những hoạt động này thành hoạt động học tập như xem video về những người, những kênh hay ho về marketing chẳng hạn). Tối ưu hóa thời gian giải trí, giải trí đúng lúc, những lúc nào đã “giải trí” thì phải “giải trí cho đáng”, không tiếc. Nếu được, hãy có “lịch trình” giải trí, hãy có kế hoạch giải trí sau một khoảng thời gian “cày điên”.
13. Kỷ năng tạo ra kết quả
Trong một công ty, đôi khi những việc chúng ta đang làm “chẳng đem lại kết quả gì” và điều đó khiến cho “giá trị công việc” mà chúng ta đã làm ở mức rất thấp. Khi đã là một leader, chúng ta cần phải nghĩ tới bài toán “Kết quả”, những gì mà chúng ta làm phải là những nhóm công việc khó, tạo ra giá trị, kết quả lớn, sử dụng được lâu dài và “lãi kép” (xem phần sau để hiểu “lãi kép”).
VD về kết quả trong ATP Software:
– Tạo ra được nền tảng cho cty:
+ Nền tảng thương hiệu
+ Nền tảng tệp khách hàng
+ Nền tảng website
+ Nền tảng tài liệu (sử dụng được lâu dài): video, sách, khóa học, v.v…
+ Nền tảng nghiệp vụ: nghiệp vụ chốt sale, nghiệp vụ tư vấn, quy trình làm việc…
+…..
– Tạo ra được doanh thu
– Tạo ra được động lực làm việc cho đồng đội
– Tạo ra được “những bước đột” phá cho cty
-…..
Khi làm việc bắt buộc phải nghĩ đến kết quả, phải nghĩ tới “một công đôi chuyện”. Hãy đặt tâm thế mình “bắt buộc” phải tạo ra giá trị và kết quả thì mình mới có thể làm việc có hiệu suất, có giá trị hơn được. (thay vì làm những việc được giao, làm những thứ không tạo ra giá trị gì).
Và một điều cực kỳ quan trọng là “Kết quả” phải là những thứ đo đạt được (có thể với tầm nhìn của chúng ta thì chỉ đo đạt được một số thứ nhỏ nhỏ nhưng khi tầm nhìn chúng ta đi lên, chúng ta sẻ đo đạt được nhiều thứ hơn và biết được những thứ “tiệm cận đúng”) như:
– Số lượng khách hàng
– Số view youtube
– Số click website
– Số kh đã chat
– Số phần mềm đã cài
– Số tài liệu đã viết.
– Số khóa học, video đã làm.
– …..
14. Kỷ năng làm việc “điên”
Kỹ năng này đến từ tâm thế của mọi người, làm việc điên ở đây là vì:
– Mục đích cá nhân
– Gánh nặng trên vai (phải gánh dự án, gánh đồng đội)
– Ý nghĩa cuộc đời (tạo ra giá trị cho cộng đồng, tạo ra giá trị “lớn” cho công ty)
– Đang ở trên bờ vực cuộc đời
-….
Rất nhiều lý do để một người có thể “làm việc điên”. Ví dụ đơn giản nhất là không đạt KPI (của sếp), không hoàn thành đúng deadline (của sếp). Bị “sếp la mắng, hành hạ, chửi bới….. (đùa thôi) Nhưng tất cả đều là vì “sếp” ảnh hưởng, vậy nếu mình đang làm “leader” thì ai sẻ ảnh hưởng mình? Kỹ năng làm việc “điên” bao hàm những kỷ năng tự tạo áp lực, tự tạo kpi, tự thúc ép bản thân làm việc, tự control việc “làm việc điên” của mình.
Một vài cảm giác mà kỹ năng làm việc điên có:
– Buồn ngủ quá mà chỉ muốn ngồi bật dậy để làm việc, chỉ mong trời tới sáng hơn để bắt đầu làm.
– Đi ăn chỉ muốn ăn sao cho lẹ để về mà làm việc tiếp.
– Đi ăn nhậu cảm thấy thật phí hoài thời gian, thà giành thời gian đó để làm việc còn hơn.
– Mỗi ngày không làm được gì cảm thấy rất ức chế, bực bội. KPI không đạt được khiến tinh thần mình bị thay đổi, cảm thấy mình phải làm việc nhiều hơn, hiệu suất hơn.
– Sau mỗi lần nghỉ ngơi xong chỉ muốn hét lên một tiếng và bắt đầu công việc ngay lập tức.
– ……
Đôi khi bạn cần tự cảm nhận được việc “làm việc điên” thì mình cần phải làm gì, hoặc đơn giản mình cứ thử làm việc điên và quên hết mọi thứ xem lúc đó mình “cảm thấy gì?”. Từ những cái đó chúng ta sẻ chỉnh đốn bản thân lại và cảm nhận được chúng ta cần phải thay đổi như thế nào để “làm việc điên” nhiều hơn.
15. Kỹ nẳng đặt “tâm thế” đúng
16. Kỹ năng loại bỏ vướng bận, gìn giữ các mối quan hệ
Đôi khi chúng ta cảm thấy những buổi ăn nhậu với bạn bè là phí hoài, những buổi đi chơi với gia đình là mất thời gian… Đôi khi chúng ta hạn chế các buổi đi chơi đó lại để làm việc nhưng người khác lại đánh giá chúng ta rằng sống ích kỷ, cá nhân và không quan tâm người khác.
—–> chúng ta cần phải giải thích cho người thân xung quanh chúng ta hiểu được rằng những điều chúng ta đang làm là có ích cho lâu dài, là sứ mệnh cuộc đời của chúng ta và khi chúng ta đạt được nó rồi chúng ta có thể giúp đỡ cho mọi người hay sao đó (nói sao cho hợp lý, cho mọi người có thể đồng cảm được).
Ngoài ra, đối với những mối quan hệ tốt, có thể cộng hưởng sức mạnh hoặc giúp ích win win trong vấn đề công việc của chúng ta thì chúng ta cần phải giữ gìn nó thật tốt. Đôi khi phải dùng skill “nhờ người ta trước để được người ta nhờ lại” . Và khi muốn gặp gỡ một người mới, tạo một mối quan hệ mới thì chúng ta phải cố gắng để có thể “bằng cấp được với họ” để có thể hợp tác win win và chúng ta cũng có thể tạo ra “giá trị” cho họ, khi mình tự tin rồi thì việc tạo ra mqh mới đôi khi chỉ là một “lời chào hỏi” là sẽ có được mqh.
17. Kỹ năng đặt câu hỏi
Đây là một kỷ năng mà rất rất nhiều người gặp khó khăn và rất rất bất lợi khi mình có cơ hội được gặp gỡ người khác qua các mối quan hệ. Việc đặc câu hỏi đúng sẽ cho chúng ta có được nhiều thông tin hơn, nhiều vấn đề sẽ được giải quyết hơn và đôi khi người nghe sẽ đánh giá chúng ta qua các câu hỏi mà chúng ta hỏi.
Vậy, làm sao để đặt câu hỏi đúng? Đây là một trong những cái rất rất khó và cần phải được trau dồi “TUỆ” càng nhiều thì mới có thể đặt câu hỏi đúng được. Chúng ta sẽ hỏi đúng nhiều hơn khi trí tuệ của chúng ta nhiều, chúng ta sẽ hỏi đúng hơn khi “tầm” của chúng ta cao hơn, chúng ta sẻ hỏi đúng hơn khi chúng ta có khả năng “nhận biết vấn đề” tốt hơn và nhận biết đúng vấn đề. Khi hội tủ đủ những cái trên thì chúng ta sẽ “hỏi đúng”,”hỏi hay”, “hỏi khôn” hơn.
18. Kỹ năng rèn luyện kỷ năng chuyên môn
Tương tự với kỹ năng “quan sát, học hỏi, thực hành, đúc kết” nhưng thiên về chuyên môn. Cần phải nắm rõ được những kỹ năng chuyên môn “thế mạnh” của mình và đẩy mạnh nó nhiều hơn để có thể tạo ra lợi thế. Nhưng cũng cần phải xem lại các lợi thế này có phải là những lợi thế quan trọng để có thể giúp mình “KÉO” được đồng đội, dự án lên không. Nếu không phù hợp thì bỏ qua hoặc sẽ tìm kiếm nó sau. Phải “tự nghiệm” bản thân nhiều thì chúng ta sẽ tìm được chuyên môn mà chúng ta cần update.’
19. Kỹ năng xây dựng thói quen
Xây dựng thói quen “chuẩn” sẽ giúp chúng ta càng lúc càng “chuẩn”. Việc xây dựng thói quen cũng còn phụ thuộc vào việc “CHỌN ĐÚNG THÒI QUEN” để thay đổi.
Khi chúng ta đọc sách, chúng ta thấy sách hay nói những thói quen của người giàu là dậy sớm, đọc sách, mạnh dạn giao tiếp v.v…. Nhưng có thật sự đó là những thói quen tốt, thói quen giúp chúng ta “giàu”? Một vài thói quen “giàu” mà anh Lâm đã nhắc đến như:
– Thay sự hời hợt bằng sự tập trung cao độ.
– Thay “làm việc thụ động” bằng “làm việc chủ động”
– Rèn luyện não bộ – tư duy giải quyết mọi vấn đề & ghi chép lại dòng suy nghĩ.
– Thói quen tiêu sài – kiểm soát tài chính cá nhân
– Kiểm soát thói quen “giải trí”
– Thói quen đọc sách.
– Thói quen cười – funny mỗi ngày
– Thói quen chai sẻ
– Thói quen kỷ luật bản thân
– Thói quen loại bỏ sức ì – thay bằng hành động
– Thói quen Hành động ngay
Những thói quen này là những thói quen tác động ngay tới “kết quả” của chúng ta, tác động mạnh mẽ tới vấn đề “làm việc”, “học hỏi” mỗi ngày, những thói quen sẽ giúp chúng ta đạt được những thành quả cao hơn trong cuộc sống.
20. Kỹ năng “tự kỷ ám thị” – tạo ám ảnh
Tự kỷ ám thị làm cho chúng ta sẽ ám ảnh tới những con số. Những con số là những mục đích mà chúng ta đang hướng tới, con số là những lộ trình, đường đi mà chúng ta đặt ra để đeo đuổi nó và đạt được thành công, sức mạnh của “NHỮNG CON SỐ” là rất lớn.
Để có thể đạt được “nó”, chúng ta phải ám ảnh về nó mỗi ngày. VD: Minh mong muốn có được 3000 học viên trong năm 2019 này, con số 3000 là con số khả thi, có thể đạt được và bắt buộc phải đạt được. Con số 3000 học viên ám ảnh Minh mỗi ngày, con số 3000 học viên khiến Minh có động lực để cày, khiến Minh phải suy nghĩ ra rất nhiều cách để thu hút học viên, rất nhiều tài liệu, khóa học, cách marketing, cách tìm kiếm học viên….
Cách để ám ảnh những con số là gì:
– Nói nhiều về nó.
– Nói về nó cho nhiều người biết (tạo áp lực bản thân).
– Xăm mình con số đó (trong tư tưởng… hoặc có thể là thật).
– Làm một lời tuyên thệ về nó, và nói nó mỗi buổi sáng, mỗi buổi tối.
– thường xuyên đo đạt con số hiện tại và con số mình muốn đạt được. (hiện tại đã ~400 học viên ).
– Luôn “cam kết” với chính bản thân mình rằng mình sẽ đạt được nó.
– Luôn nghĩ về những chiến lược, kế hoạch, cách làm để đạt được nó.
– Luôn nghĩ về những yếu tố cần thiết góp phần hoàn thành con số đó.
– ….
Càng tự kỷ ám thị nhiều về các con số đó thì chúng ta càng quyết tâm để đạt được nó hơn, có động lực để làm hơn, suy nghĩ nhiều hướng đi và cách giải quyết để đạt nó hơn.
21. Kỹ năng xử lý “sao nhãng”
Sao nhãng là một trong những vấn đề mà bất kỳ ai cũng gặp phải. Ở thời điểm hiện tại, có quá nhiều thứ khiến chúng ta sao nhãng công việc. Đang làm việc thì có tin nhắn đến, đang làm việc thì có người hỏi mua phần mềm, đang làm việc thì ngứa tay chuyển qua check facebook, check instagram, check tinder v.v…..
—–> Mỗi một lần chúng ta sao nhãng LÀ MỘT LẦN CHÚNG TA PHẢI LẤY LẠI ĐỘNG LỰC để thực hiện công việc hiện tại, và càng lúc càng phải lấy động lực như vậy chúng ta sẽ bị “chai sạn” và quên mất công việc chính của chúng ta, hoặc không còn sức để làm nữa. Càng giảm thiểu được những lần “sao nhãng” này thì công việc chúng ta sẽ càng nhanh chóng hoàn thành hơn. Hoặc đôi khi chúng ta không thể hoàn thành công việc trong một lần thì chúng ta sẽ “xác định rõ ràng trước lúc nào cần nghĩ”, ví dụ sau khi viết được 10 trang tài liệu thì chúng ta sẽ nghĩ đúng 20 phút. 10 trang là mục tiêu ngắn mà chúng ta hướng tới và “chỉ khi nào hoàn thành được mục đích ngắn” thì chúng ta mới “sao nhãng” đúng lúc và “sao nhãng” cho đáng (không làm việc trong lúc nghỉ ngơi).
Nếu có thể tập được thói quen này, loại bỏ bớt những sao nhãng thì công việc hàng ngày của chúng ta sẽ hoàn thành đúng thời gian và sau đó chúng ta có thời gian để “học”, hoặc ít nhất cũng có thời gian để “sao nhãng” cả buổi tối.
22. Kỹ năng rèn luyện não bộ
Đây là một kỷ năng rất rất rất cần cho người làm LEADER. Chúng ta là một người đứng đầu một dự án, chúng ta là người quản lý những người nhân viên —-> trí não của chúng ta phải hoạt động liên tục, kiến thức của chúng ta phải tiếp thu mỗi ngày, não bộ chúng ta phải hoạt động hết công xuất và phải hoạt động mỗi ngày.
Khi chúng ta là một người leader, ít nhất chsung ta cũng cần phải hiểu được một điều rằng “trong một ngày, ít nhất chúng ta cũng phải tiếp thu được một vài kiến thức, một vài đúc kết mới, một vài điều mà chúng ta nghiệm ra khi quan sát người khác”.Nếu trong một ngày mà chúng ta chỉ làm những công việc trong khối lượng KPI của mình mà không có được những lượng kiến thức nạp thêm thì chúng ta sẽ không phát triển. Đôi khi chỉ là đọc thêm một vài trang sách, xem thêm một vài video hoặc quan sát, học hỏi từ một người giỏi hơn để đúc kết thêm kiến thức cho mình đã là đủ rồi. Việc dung nạp thêm kiến thức mới sẽ giúp não bộ của chúng ta hoạt động và tạo ra thói quen “phải học hỏi điều mới mỗi ngày” —-> thói quen cần thiết bậc nhất của Leader.
23. Kỹ năng rèn luyện kỷ luật – tâm thế action ngay
Action ngay không phải là một kỹ năng thuần túy, nó là một “tâm thế”, nó là một “hành động”, một “lời cam kết” với chính những mục đích tương lai của chúng ta. Lời tuyên thệ với những gì mà chúng ta đang hướng tới, những gì mà chúng ta đang cố gắng.
Không action ngay, vậy thì bao giờ sẽ action? Không action ngay thì mọi dự định chỉ mãi là dự định, mọi kiến thức chỉ mãi là kiến thức và mọi cố gắng đó giờ chỉ là con số không.
– Action ngay là chúng ta đã bắt đầu đi đúng hướng.
– Action ngay là chúng ta đã thực hiện lời cam kết của mình.
– Action ngay là chúng ta đã cảm nhận được những “gánh nặng” mà mình đang phải cố gắng để gánh.
– Action ngay là chúng ta đã vượt qua được những nổi sợ của bản thân.
– Action ngay là chúng ta đã “hơn” chúng ta của vài giờ trước, vài tháng trước, vài năm trước, lúc mà chúng ta chỉ biết “ngồi nhìn”
Rèn luyện kỹ năng action ngay bằng cách nào?
– Việc khó phải làm trước tiên
– Thấy vấn đề phải nhìn ngay cách giải quyết –> thực hiện ngay cách giải quyết đó.
– Thấy việc, tham việc, làm việc, làm ngay.
– Cố gắng action ngay lập tức “bằng mọi giá có thể”.
24. Kỹ năng rèn luyện “lãi kép”
Lãi kép ở đây không chỉ là tiền, nó còn là kỹ năng, là tài liệu, là bất cứ mọi công việc mà mình đã thực hiện mỗi ngày. Một ví dụ cụ thể:
Một tài liệu viết ra, có thể sẽ đăng lên trang chủ atpsoftware, có thể là bài viết đăng lên profile, có thể là nội dung viết thành sách, có thể là giáo án để training…. Rất nhiều công dụng để có thể ứng dụng, nó không chỉ còn là một mục đích duy nhất —> Khi đã là leader, chúng ta phải nghĩ tới những công việc có thể có “lãi kép:”
Ngoài những khối lượng công việc hàng ngày, ngoài những thứ mà chúng ta “buộc” phải làm. Thì những khoảng trống còn lại, chúng ta phải thực hiện được nhiều công việc có lãi kép: (đôi khi chúng ta phải nghĩ nhiều về nó, phân tích nó càng nhiều càng tốt để tìm ra công việc mang lại lãi kép hàng ngày.
– Chia sẻ nhiều: đem lại kiến thức cho bản thân, đem lại những đúc kết hay ho (phải cố gắng dung nạp kiến thức, thực hành kiến thức thì mới có cái để mà chia sẻ), đem lại sự tin tưởng của mọi người, đem lại uy tín cho bản thân, đem lại cái nhìn khác từ mọi người. có kiến thức để training lại cho đội ngủ, giúp nhân sự đi lên v.v….
– Case study của Phong: thay vì đi làm dịch vụ, viết bài trên website của người ta (thu tiền 1 lần), thì viết bài pr cho họ trên website “của mình (vừa thu được tiền, vừa viết bài cho website của mình làm website của mình mạnh lên —-> lãi kép thay vì thu tiền 1 lần).
25. Kỷ năng làm chủ cuộc đời mình
Khi đã có năng lực, khi đã có kỷ năng, khi đã có sự cống hiến thực sự. Chúng ta sẽ tự tin ở mọi thứ, chúng ta sẽ không còn bị quá nhiều áp lực từ cấp trên, chúng ta hiểu được “giá trị của bản thân”, hiểu được năng lực của chúng ta ở đâu, có thể đạt được những gì? từ đó chúng ta có sẽ kéo được mọi thứ xung quanh chúng ta lên, giúp đỡ được nhiều người hơn, giúp đỡ được bạn bè, gia đình, người thân…..
—-> nhưng trước tiên thì chúng ta phải giúp đỡ “chính bản thân của chúng ta trước đã”. giúp cho “tôi” giỏi lên, , giúp cho “tôi” có năng lực hơn, có khả năng “gánh” nhiều hơn, quản lý tốt hơn, lập kế hoạch ổn hơn, thực tế hơn, làm những việc đem lại kết quả nhiều hơn và giúp cho “tôi” lên một tầm cao mới hơn.
Khi “tôi” có thành công, “tôi” sẽ giúp được người khác thành công.
—————
Những kiến thức trên không phải là full kiến thức trong khóa học, còn rất rất nhiều kiến thức nữa nhưng đôi khi Minh bị rớt chữ và không thể liệt kê hết được (sau bài này cũng phải làm một bài viết về thị trường BMT nên chắc là sẽ tạm kết thúc nội dung này tại đây), nhưng đây là một khóa học thực sự tuyệt vời và sau này chắc chắn Minh phải cố gắng để quan sát, lắng nghe, tìm tòi, thực hành, đúc kết nhiều hơn để có thể note lại hoặc training lại nhiều kiến thức hay ho hơn để sharing với mọi người.
LÊ MINH – LEADER ATPBOOK