Kinh Doanh Quán Cafe Từ A – Z cơ bản và các mục tiêu cần thiết(Phần 1) – Phân Tích Thị Trường)
– Nội dung với các số liệu chính xác 100 %, với các khoản chi phí được ước tính theo khảo xác thị trường
-Kinh doanh lĩnh vực cà phê là một ngành đòi hỏi vốn cao, chuyên môn cao và một tầm nhìn chiến lược, một người đam mê kinh doanh, người có kiên trì nên phụ thuộc kiến thức trong tài liệu này là nền tảng là cái mọi người đọc hiểu hướng đi, hiểu các công đoạn kinh doanh quảng cáo đúng đắn. Kiến tính chất quan điểm mang tính tương đối, tùy vào tư duy,mục đích kinh doanh, kiến thức sẵn có mà người đọc cảm nhận và đúc kết và cóthể phát triển nhiều hơn bằng nhiều phương pháp quảng bá.
– Dù là một lĩnh vực cạnh tranh, nhiều thứ phải nói, nhiều vấn đề liên quan sẽ không thể thiếu những sai sot và không tránh khỏi những sóng gió khó khăn nhưng team sẽ cố gắng thực hiện đưa ra những kiến thức hữu ích mới nhất.
I/ PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG KINH DOANH MỞ QUÁN CÀ PHÊ
1. PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG ,CẦU, CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH CÀ PHÊ, CẠNH TRANH
Kinh doanh cà phê vẫn đang phát triển mạnh…
1.1. CẦU:
Theo thống kê của Cục Xúc tiến Thương mại (VIETTRADE), lượng tiêu
thụ cà phê điển hình trong nước trên giấy tờ danh sách tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, mùa vụ 2014/2015 là 2,08 triệu bao (tương đương 125.000 tấn) với tốc độ tăng trưởng 4% so với 2013/2014.
=> CẦU:Tức là khoảng 13,7 triệu ly/ngày. Một con số khủng khiếp. Và trên thế giới hiện nay, cà phê là loại nước giải khát được sử dụng phổ biến chỉ sau nước nên mọi người có thể hiểu vì sao cafe trong nước lại có tiếng và chi tiêu nhiều đến như vậy. Việt Nam là địa điểm đứng thứ 2 trên Thế giới về sản lượng xuất khẩu và nằm trong top tiêu thụ cà phê hàng đầu Thế giới.
-Từ đó có thể thấy nhu cầu của người uống cà phê ngày càng tăng lên theo mỗi năm. Đó cũng mở ra những cơ hội và thách thức cho những đang và sắp kinh doanh quán cà phê thì thông thường các đơn vị, nhà cung cấp kinh doanh quán cà phê thường nên cân nhắc chú ý về bố trí không gian và đạo tạo những quản lý tuyển dụng nhân sự trước khi khai trương . Cơ hội Đây là một ngành kinh doanh có lợi nhuận cao nếu bạn kinh doanh đúng cách.
Thách thức Qúa nhiều đối thủ cạnh tranh , chi phí ban đầu quá tốn
kém,đòi hỏi vốn cao, có thể lỗ thời gian đầu, nếu không kiên trì.
Kinh doanh quán cà phê như là đang bước vào đại dương đỏ, một thị trường mà có quá nhiều đối thủ đã tồn tại và sắp mở và cạnh tranh với chúng ta trong tương lai từ trung cấp, đến hạng san, đến những quán bình dân nhỏ lẻ.
1.2.Cung:
(chưa có số liệu cụ thể)
1.3.Các hình thức kinh doanh cà phê phổ biến
Có 8 hình thức kinh doanh mở quán cà phê phổ biến sau:
1. Cà phê vỉa hè, bệt: Còn được gọi là cà phê cóc, đây là loại hình cà phê bình dân, phổ biến, cũng như một nét văn hóa giản dị của Sài Gòn.
Đối tượng: Đối tượng của dạng cà phê này khá đa dạng, nhưng đa số chuộng cái rẻ, nhanh, gần không quá quan trọng về không gian và sản phẩm.
Không gian: Thường xuất hiện với một vài cái bàn, ghế, hoặc đơn giản là vài tờ báo để lót ngồi ở công viên như khu Nhà thờ Đức Bà, quanh nhà hát thành phố hay các vỉa hè có đông sinh viên, người đi làm như cổng trường đại học Kiến Trúc,bên cạnh khách sạn New World… Và quan trọng là không cần phải nội thất trang thiết bị hộ trợ mặt bằng quá cầu kì cũng có thể bắt đầu lưu thông buôn bán một cách hợp pháp lý.
Sản phẩm: Cà phê phin, pha sẵn, các loại nước ngọt đóng chai…
2. Cà phê mang đi – take away
Đây là mô hình mang hơi hướm hiện đại du nhập vào Việt Nam trong thời gian gằn đây. Take away khá phù hợp với nhịp sống nhanh và thoải mái của người dân bởi cách gọi món và thanh toán tại quầy với giá tiền cũng rẻ và có thể có nhiều địa chỉ chi nhánh khác nhau ở mật độ động, sau đó khách hoàn toàn có thể lựa chọn chỗ ngồi hoặc dùng sản phẩm tại một nơi khác không cần phải có quá nhiều vật dụng dụng cụ để mở quầy.
Đối tượng: Giới trẻ yêu thích sự hiện đại mới mẻ.
Không gian: Thường được thiết kế tươi trẻ, sáng tạo, menu thường được in to thuận lợi cho việc phục vụ cho việc chọn món tại quầy.
Sản phẩm: Khá đa dạng: cà phê (cà phê máy, cà phê phin), nước ép, sinh tố…
Các quán thường gặp như: Passio, Urban Station, Effoc, Cactuz..
3 Cà phê thương hiệu:
Chỉ những quán cà phê nổi tiếng, cực kỳ sang trọng dành cho các buổi gặp mặt, bàn công việc của tầng lớp cao.
Đối tượng hỗ trợ: Những người thu nhập khá – tốt, cần không gian gặp gỡ trò chuyện với đối tác, hoặc mong muốn ở đó có không gian thư giãn nghỉ ngơi.
Không gian: Được thiết kế sang trọng, chuyên nghiệp, hiện đại, yên tĩnh.
Sản phẩm: Trà, cà phê (cà phê máy, cà phê phin), các loại nước ép, bánh ngọt, có thể kèm theo quán ăn để làm ra một số món ăn trưa cho khách văn phòng uy tín.
Các quán cà phê thương hiệu thường xuyên gặp như: Starbucks, Runam Bistro, The Coffee Bean and
Tea Leaf, Caffe Bene…
4.Cà phê sân vườn
Là loại hình cà phê với không gian thoáng đãng, hoà hợp với thiên nhiên chim muông.
Đối tượng: Những người trung niên thích kiểu cà phê truyền thống hoặc các thành viên trong gia đình đến để gặp gỡ trò chuyện. Lưu ý vì là cà phê sân vườn nên về vệ sinh thì vẫn còn phải tiến hành nghiên cứu lại.
Không gian: Quán thương có diện tích rộng, trồng nhiều loài cây kiểng kỳ quan, hoa kiểng, một số quán còn đưa nước vào làm dòng suối nhỏ hay hồ nuôi cá… để tạo sự mát mẻ thư giản.
Sản phẩm: Trà, cà phê (thường là cà phê phin), các loại nước ép, nước đóng chai, có thể kèm theo một số món mặn.
Một số quán cà phê sân vườn có thể gặp như: Country House, chuỗi cà phê Du Miên (Miền Đồng Thảo, Thềm Xưa, Sorrento, Du Miên Garden…
5. Cà phê “hộp”
Là nơi khoanh vùng dành cho sự tĩnh lặng, riêng tư, một chút nghệ thuật. Loại hình cà phê này có ý tưởng thường nép mình trong các chung cư cổ, hoặc những con hẻm nhỏ, tránh xa sự ồn áo của thành phố.
Đối tượng tư vấn : Giới trẻ, những người có thiên hướng nghệ thuật cần nơi yên tĩnh để sáng tác hoặc học tập hoặc chụp hình.
Không gian: Thường được trang trí khá chỉnh chu, đẹp, chất. Một số quán đầu tư về không gian để có thể kết hợp làm studio chụp ảnh.
Sản phẩm: Các loại thức uống mang tính truyền thống và nhẹ nhàng: Cà phê, trà,nước ép. Ở Sài Gòn có vô vàn quán cà phê “hộp”
6. Cà phê sách, kịch, cá, mèo…
Đây là loại hình cà phê thu hút khách không phải bằng nước uống mà bằng các
sản phẩm giải trí kèm theo như: Các vở kịch, các buổi acoustic, các loài động vật
nuôi trong quán…
Đối tượng: Những người tò mò, thích sự mới lạ, nhừng người tìm nơi để giải trí,
thưởng thức nghệ thuật “bình dân”. Đây có thể là dạng một câu lạc bộ nhỏ dành
cho những người có cùng sở thích với… chủ quán.
Không gian: Đa dạng, tùy vào sản phẩm giải trí. Có thể giống cà phê hộp nếu là
dạng phục vụ nghệ thuật. Giống cà phê sân vườn, khi nuôi chim cảnh, cá cảnh…
Sản phẩm: Tương tự cà phê hộp và cà phê sân vườn.
Các quán cà phê ở loại hình này có thể thấy ở Sài Gòn như: Hachico Coffee,
Tượng Cà Phê, cà phê Xe cổ….
7. Cà phê văn phòng
Là nơi dân văn phòng thương hẹn hò dùng cơm trưa hoặc gặp gỡ bạn bè trong giờ nghỉ giải lao.
Đối tượng: Dân văn phòng thu nhập ổn – tốt (khác với cà phê thương hiệu) chủ yếu có nhu cầu dùng cơm trưa.
Không gian: Đa số hoàn toàn các dân văn phòng đều quyết định vô đây vì chuộng không gian máy lạnh, mát mẻ, không quá câu nệ về trang trí.
Sản phầm: Chủ yếu là một thực đơn cơm phần hấp dẫn, có thể là combo cơm + nước giải khát, cà phê.
Ở Sài Gòn các bạn sẽ gặp khá nhiều quán loại hình này như: Sỏi Đá, Sonate, Du Miên, Ân Nam…
8. Cà phê sân thượng
Là loại hình cà phê nhắm vào vị trí khá đắt địa, rooftop – sân thượng các tòa nhàlớn.
Đối tượng: người có thu nhập cao, muốn tận hưởng thưởng thức, thích không gian thoáng đãng độc đáo: ngắm nhìn thành phố từ trên cao.
Không gian: các quán cà phê được đặt trên cao (tầng 23 trở lên) thường là không gian ngoài trời, chủ yếu là view thành phố.
Sản phẩm: Thường kết hợp với nhà hàng, nên sản phẩm sẽ bao gồm, trà, cà phê, rượu Tây, các loại soft drink…
Các quán nổi tiếng ở Sài Gòn bao gồm: Moonlight Coffee Lounge, Shri Lounge, Sài Gòn Skydeck Coffee…
Dưới đây tôi sẽ giới thiệu cho qu{ bạn đọc tên các loại cà phê được trồng và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay mà nhiều người còn chưa biết. Hãy dành vài phút để cùng chúng tôi “khai mã” những điều thú vị về loại thức uống mà ai cũng tưởng như đã rất quen thuộc này nhé!
1.4. Các loại cà phê hiện nay cần biết: tên các loại cà phê ở Việt Nam trồng phổ biến hiện nay
1.1 Cà phê Arabica
1.2 Cà phê Culi
1.3 Cà phê Cherry (cà phê mít)
1.4 Cà phê Moka
1.5 Cà phê Robusta
1.4.2. Các loại cà phê Ý
2.1. Espresso
2.2 Capuchino
2.3 Macchiato
2.4 Latte
2.5 Mocha
2.6 Americano
2. XU hướng người tiêu dùng trong những năm gần đây
Theo khảo xác của Q& ME họ khảo xát tất tần tật các bài viết về hành vi, tiêu dùng, hưởng thụ cách thức uống cà phê để rút ra bài học kinh nghiệm như sau :
Thông qua những tiêu chí:
3.PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT NHỮNG THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ NỔI TIẾNG VÀ KINH DOANH THÀNH CÔNG
– Thị trường cà phê nội địa tiếp tục nóng lên với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu cà phê nước ngoài nổi tiếng như Dunkin Donuts, Coffee Beans & Tea Leaves, Gloria Jeans, My Life Coffee, McCafe và PJ’s với một số chuỗi cà phê Hàn Quốc như Coffee Bene và The Coffee House.
-Tuy nhiên, các chuỗi cửa hàng nội địa lâu đời như Trung Nguyên, Phúc Long, Highlands và các chuỗi cửa hàng mới như :Passio, Thục, Cộng đã tìm thấy những thức uống riêng của mình; từ đó giúp họ có thể sống sót trên thị trường cà phê Việt Nam đầy tính cạnh tranh.
Từ những số Liệu trên đi đến kết luận của Q&ME:
– Các quán cà phê độc lập, không thuộc chuỗi là lựa chọn phổ biến nhất.
– Nữ lựa chọn quán cà phê dạng chuỗi trong khi tỉ lệ nam lựa chọn các quán bình dân cao hơn.
-Cà phê Việt Nam (cà phê sữa) là đồ uống được ưa chuộng nhất. Những người đến quán cà phê dạng chuỗi thường lựa chọn latte (sữa).
-Không gian quán là yếu tố lớn nhất khiến các quán cà phê độc lập được yêu thích.
-Các quán cà phê dạng chuỗi được lựa chọn do yếu tố thương hiệu và mùi vị.
-Các quán cà phê bình dân được chọn do yếu tố giá thành.
– 10-20K là mức giá chi cho các quán cà phê bình dân trong khi chi phí đồ uống cho các quán cà phê dạng chuỗi và độc lập rơi vào khoảng 40K.
Trong nghành công nghiệp cà phê hay bất kì nghành công nghiệp đầy tính cạnh tranh khác trên thế giới, điều quan trọng là các công ty hiểu rõ những ưu điểm của chính họ là gì và ở đâu, họ có thể là người thắng cuộc
*Bạn nên tìm hiểu về cách thức thành công của của những quán cà phê đi trước cũng như những quán cà phê xung quanh khu vực bạn định mở mà đông khách để từ đó rút ra đúc kết mình cần làm gì, xây dựng thương hiệu kế hoạch như thế nào. Hôm nay ad sẽ chia sẻ với mọi người những gì ad biết về những thế mạnh các quán cà phê phát triển nhất:
1. STARBUCKS:
Thời gian đầu mới ra mắt, Starbucks thu hút khách hàng bằng cách cung cấp một loại cà phê espresso với chất lượng vượt trội (Starbucks chỉ thu mua loại cà phê arabia tốt nhất, bí quyết rang cà phê độc đáo kết hợp pha cà phê với hơi sữa). Người Mỹ chưa bao giờ được thưởng thức một loại cà phê nào tuyệt như vậy!
Nói đến Starbucks khách hàng không chỉ biết đến đó là loại cà phê tuyệt hảo, họ nghĩ ngay đến ba chữ “nơi thứ ba” (“nhà” và “văn phòng làm việc” là nơi “thứ nhất” và “thứ hai”). Đó mới là điều đáng giá nhất.
Và trên hết, Starbucks là thương hiệu đã ‘dốc hết trái tim” vì khách hàng
2.Dunkin’Donuts
Đã xác định yếu tố quan trọng mang tính chiến lược của mình, đó chính là một điểm dừng chân thưởng thức cà phê hằng ngày với một không khí thân thiện, qua đó truyền cảm hứng cũng như làm sống lại những đam mê trong cuộc sống. Nói theo cách khác, Dunkin’Donuts phục vụ thức ăn và nước uống một cách nhanh chóng, tươi mới và giá cả phải chăng cho những khách hàng bận rộn với nhịp sống đầy hối hả.
Vào năm 2011 RADIO TỎA HƯƠNG” – CÁCH THỨC MARKETING ĐỘC ĐÁO CỦA DUNKIN’ DONUTS TẠI HÀN QUỐC làm cho số lượng khách đến cửa hàng Dunkin’ Donuts tăng hơn 16% trong suốt thời gian diễn ra chương trình, và ấn tượng hơn nữa khi doanh thu cà phê của Dunkin’ Donuts nhảy vọt lên gần 29%.
Bạn có thể xem đầy đủ tại: https://goo.gl/Tv1dfi
3. THE COFFEE HOUSE:
Tạo sự khác biệt từ chính chất lượng dịch vụ
Xác định dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng là kim chỉ nam để vận hành hệ thống, tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng là yếu tố cốt lõi mang lại thành công của The Coffee House thành công nhờ khả năng điều hành và quản trị thông minh
Công ty cam kết sẽ chia sẻ lại 15% cổ phần của toàn công ty cho nhân viên từ cấp cửa hàng” và năm 2015 là năm đầu tiên chính sách này được áp dụng.( đây là cách mà chủ the coffee house học được từ cuốn “Dốc hết trái tim” của Howard Schultz(starbucks) Chính sách này giúp The Coffee House xây dựng văn hóa làm chủ và lòng trung thành của
nhân viên; từ đó duy trì sự tận tụy, nhiệt huyết, chân thành trong dịch vụ cũng như đảm bảo chất lượng đồng nhất của toàn hệ thống trong suốt quá trình vận hành.
4. CAFFE BENE
Không đứng nhất, nhì thế giới với cà phê xuất khẩu như Việt Nam, nhưng Hàn Quốc có lẽ lại là một trong những quốc gia đã xuất khẩu thương hiệu cà phê tốt nhất thế giới. Một trong những thương hiệu như vậy là Caffe Bene.
HỌ quan tâm đến khẩu vị của người trẻ, với cách pha chế và thưởng thức cà phê kiểu Ý theo hương vị “ngon tuyệt”. Bene trong tiếng Ý có nghĩa là “ngon”, điều đó có nghĩa HỌ chọn phục vụ cho khách hàng gout cà phê kiểu Ý. Và hình như đây là cách thưởng thức cà phê dễ “đại chúng”, rất phù hợp ở nhiều quốc gia khác nhau. HỌcũng chú trọng không gian của các cửa hàng, với thiết kế sang trọng hiện đại mà thân thiện nhất. Điều đó giúp cho quan điểm mà tôi đã chia sẻ đầu tiên có cơ sở để hiệu quả hơn. Cuối cùng có lẽ là ở mỗi một quốc gia, HỌcũng chú trọng những khẩu vị khác nhau của khách hàng, người dân tại quốc gia đó. Có thể phát triển thêm các sản phẩm như bánh, nước ngọt từ nguồn nguyên liệu của địa phương và người dân tại mỗi quốc gia đều sẽ cảm thấy gần gũi hơn, thích thú khi thử đồ uống được pha chế tại Bene, với hương vị của chính họ.
5.KẾT LUẬN , ĐƯA RA LỜI KHUYÊN THAM KHẢO
Phải có sản phẩm thực sự tốt: Kinh doanh cà phê là bán cho những người yêu cà phê , bạn phải tạo ra sự khác biệt, sự hảo hạng trong giá trị của ly cà phê
-Concept phải rõ ràng: Bạn đang kinh doanh cà phê thì cửa hàng của bạn phải đặt biệt chú trọng về cà phê. Làm sao đó khi thực khách nghĩ đến cửa hàng của bạn là nghĩ đến cà phê dành cho sinh viên, người giàu, hay phong cách cổ điển( cộng cà phê)
-Tập trung vào khách hàng:Mới khởi nghiệp thì nguồn lực có hạng, khi nguồn lực có hạng như thế thì bạn phải tập trung vào khách hàng tiềm năng nhất, rồi ngày ngày sản phẩm và thương hiệu nâng
cao thì tự động khách sẽ đến
-Tối ưu không gian, sản phẩm và sự trải nghiệm của khách hàng ( học từ coffee house)
-Gọi vốn không phải đích đến cuối cùng mà là sự mở đầu cho một hành trình mới, hành trình quảng trị, hành trình chạy đua với nhu cầu xã hội…
-Muốn đầu tư vào phân khúc chuỗi cà phê thì bạn phải là một đại gia về tài chính, nếu bạn vững chắc về tài chính thì có thể chịu lỗ trong một thời gian đầu
-Sản phẩm phải đồng bộ: Sản phẩm phải tạo ra sự khác biệt, hoàn thiện từng chuỗi, liên kết bền vững giữa các chuỗi khâu chế biến” chậm mà chắc”
Phần 2: NHỮNG BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ KINH DOANH CÀ PHÊ
Phần 3: Xây dựng thương hiệu & hoạt động marketing