Bài viết này tổng hợp các ý tưởng mới, các dự án khởi nghiệp công nghệ khá “đình đám” ở Việt Nam, được cập nhật tại VNexpress.net, hi vọng bài viết này hữu ích với anh em. Đừng quên thường xuyên ghé thăm blog tranthinhlam.com của mình để đọc tiếp các nội dung khác, cũng như ủng hộ các dự án khởi nghiệp của ATP-Team (ATP Software, ATP Web, ATP Care, ATP Media, WinERP, VOZ,…)
1. Kỹ sư Nga biến xe đạp thường thành xe đạp điện – Startup Eczo.bike
Startup Eczo.bike tạo ra bộ thiết bị nâng cấp chiếc xe đạp thông thường thành xe có công suất điện 1.500W với chi phí 1.000 euro.
Ô nhiễm nghiêm trọng từ khí thải phương tiện giao thông đang diễn ra ngày càng nặng tại nhiều khu vực trên khắp thế giới, đặc biệt là các thành phố lớn. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu lượng khí thải độc này là một trong những yêu cầu cấp thiết đòi hỏi cả chính phủ lẫn các doanh nghiệp chung tay cải thiện. Đây là một trong những thách thức lớn và cũng là một cơ hội để các startup khởi động dự án công nghệ giải quyết các vấn đề xã hội, xu hướng khởi nghiệp chung trên toàn thế giới.
Một nhóm kỹ sư Nga đã thực hiện dự án bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng xe điện xe điện thay thế cho các loại xe vận hành bằng nhiên liệu xăng, dầu. Nhưng thay vì tạo ra nguyên chiếc xe điện, startup đã nghiên cứu và phát triển một bộ thiết bị chuyển đổi xe đạp yêu thích của khách hàng thành xe điện có khả năng tăng tốc đến 50km một giờ, di chuyển thuận tiện trong thành phố và nhiều địa hình khác.
2. Mạng xã hội kết nối người yêu du lịch – Startup Liberzy
Liberzy là nền tảng tạo lịch trình và cung cấp các thông tin hữu ích về chuyến đi, tập hợp những người có chung sở thích du lịch.
Thạc sỹ tài chính tại London về nước khởi nghiệp du lịch, bán nhà Hà Nội vào Đà Nẵng làm startup…là những sự thật thú vị về sáng lập Liberzy – Trương Đức Thắng. Có người nói anh “điên rồ”, nhưng chàng trai sinh năm 1988 coi đó là sự kiên định với lựa chọn. “Bước ra khỏi vùng an toàn là con đường không dễ dàng. Khi đã lựa chọn là quyết định đương đầu với nó”, Thắng nói. Lựa chọn của anh là xây dựng một mạng xã hội du lịch dành cho người Việt, mang tên Liberzy.
Liberzy là kết hợp của Liberty và Easy, diễn tả việc đi du lịch tự do và dễ dàng. “Ngoài ra, chữ ‘S’ của từ ‘Easy’ được đổi thành ‘Z’ để thể hiện, đây là nền tảng du lịch dành cho thế hệ Z, một thế hệ hướng đến đi du lịch tự túc và ưa thích sử dụng công nghệ trong chuyến đi”, Thắng giải thích.
3. Startup sản xuất kem bằng rau củ – Startup Eclipse Foods
Thay vì dùng sữa động vật, công ty Eclipse Foods dùng ngô, khoai tây, sắn, yến mạch… để làm kem mà vẫn đảm bảo hương vị.
Món kem quen thuộc được nhiều người yêu thích là một hỗn hợp đông lạnh từ sữa động vật, trứng gà và các phụ gia như đường… Hỗn hợp này được đánh đều để nước vani, chocolate và đá không kết tinh tạo nên thành phẩm là kem ở dạng mịn.
Tuy nhiên, startup Eclipse Foods (Mỹ) đã nghiên cứu tạo ra một loại kem khác biệt. Thay vì dùng sữa bò hay sữa dê, các nhà sáng lập của Eclipse Foods chọn các loại rau quen thuộc làm nguyên liệu để sản xuất kem. Món kem Eclipse là hỗn hợp gồm ngô hữu cơ, khoai tây, sắn, yến mạch, dầu canola, đường mía và nước.
4. Octopus gọi vốn thành công 10,3 triệu USD
Hãng sẽ dùng số tiền đầu tư để nâng cấp công nghệ thông minh hơn, gia tăng trải nghiệm của hành khách trên các chuyến đi.
Octopus – một công ty khởi nghiệp tích hợp giải pháp nội dung tương tác trên các chuyến đi của Uber và Lyft vừa huy động được 10,3 triệu USD từ vòng gọi vốn do tập đoàn kỹ thuật số Sinclair dẫn đầu. Màn hình tương tác sau ghế ngồi trong xe hơi với các trò chơi có thưởng, chương trình giải trí có kèm theo quảng cáo đã trở thành phổ biến ở thành phố New York và nhiều nơi khác. Octopus mang đến một phiên bản tương tác thực tế giúp gia tăng trải nghiệm cho hành khách đồng thời tăng cơ hội kiếm thêm tiền cho tài xế.
5. Startup Mỹ dùng địa nhiệt cung cấp năng lượng trong nhà – Startup Dandelion
Dandelion – một startup tại Mỹ nghiên cứu hệ thống sưởi dùng năng lượng địa nhiệt giúp giảm chi phí sưởi ấm và hạn chế khí thải carbon.
Hiện nay việc đốt nhiên liệu hóa thạch để sưởi ấm và làm mát tại các tòa nhà ở Mỹ góp phần không ít vào tổng lượng khí thải carbon ra môi trường. Sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch không chỉ làm ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tài chính của chủ nhà nếu giá nhiên liệu tăng mạnh trong mùa đông.
Xuất phát từ thực trạng này, các kỹ sư của Dandelion nghiên cứu giải pháp và nhận thấy năng lượng địa nhiệt có thể tạo ra một nguồn nguyên liệu sạch, miễn phí, dồi dào, lại có thể tái tạo. Giải pháp này của Dandelion bắt đầu được triển khai tại phòng thí nghiệm X của công ty mẹ Google và ra mắt vào tháng 5/2017 tại thành phố New York như là một công ty khởi nghiệp độc lập.
6. Startup biến khí thải CO2 thành nhiên liệu ethanol – LanzaTech
Công ty công nghệ sinh học LanzaTech đã phát triển giải pháp biến khí thải công nghiệp thành hợp chất ethanol, được sử dụng làm nhiên liệu trong xăng dầu.
Mỗi năm, các khu công nghiệp trên thế giới thải ra lượng lớn khí ô nhiễm gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CH4, N2O, O3. Các khí này đến từ hoạt động của các nhà máy thép, lọc dầu, sản xuất hóa chất và con người. Theo dự báo của Nasa (Mỹ), nhiệt độ trái đất có thể tăng thêm 1,5 độ C ở năm 2050. Các nhà khoa học dự đoán, khí hậu sẽ càng ngày càng chuyển biến xấu nếu lượng khí thải carbon toàn cầu không giảm.
Đối với nhiều người, lượng khí thải lớn gây ô nhiễm môi trường. Song với các thành viên sáng lập LanzaTech, công ty về công nghệ sinh học ở Chicago, đây là cơ hội để kiếm tiền.
7. OhmniLabs trình diễn robot giao tiếp từ xa
Startup do tiến sĩ Vũ Duy Thức đồng sáng lập trình diễn thế hệ robot thứ hai tại triển lãm công nghệ cao CEATEC hôm 14/10 ở Chiba.
Thế hệ robot mới có tên Ohmni Cobot Arms. Trước đó startup đã trình diễn thành công thế hệ robot đầu tiên tại triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới CES ở Las Vegas đầu năm nay.
CEATEC là cơ hội đầu tiên để cộng đồng làm quen trực tiếp với Ohmni Cobot Arms (công nghệ tay máy tương tác cho robot). Được trang bị bộ truyền động dây cáp polyme siêu nhẹ và động cơ không chổi quét tùy chỉnh, Ohmni Cobot tập trung tạo ra cánh tay nhẹ nhất có khả năng chịu tải trọng của con người.
8. Shark Việt rót vốn cho ý tưởng tuabin gió của nhà sáng chế 5x
Startup sáng chế Tuabin gió nhận được lời đề nghị tài trợ 6 triệu USD, vì tiềm năng giá trị mang lại cho con người và môi trường.
Màn gọi vốn của nhà khoa học Lại Bá Ất tại tập 11 Shark Tank mùa 3, phát sóng ngày 2/10 gây nhiều chú ý. Bước vào phòng thương thuyết, ông giới thiệu bản thân từng khởi sự từ nhà nông, nhà giáo, làm sản xuất, kinh doanh, cho đến giờ là nhà sáng chế và nhà khoa học.
9. Sản phẩm tai nghe thông minh cải thiện chất lượng giấc ngủ – Startup Earable
Tiến sĩ 8x mang dự án tại Mỹ về Việt Nam khởi nghiệp
VinTech Fund – Tập đoàn Vingroup vừa tài trợ 10 tỷ đồng cho sản phẩm tai nghe thông minh cải thiện chất lượng giấc ngủ của Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Ngọc Tâm.
Phát triển Earable – Thiết bị đeo tai thông minh giám sát và cải thiện chất lượng giấc ngủ là dự án mới nhất của Vũ Ngọc Tâm. Vị tiến sĩ trẻ cho biết môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam cởi mở là một trong số lý do để anh trở về phát triển dự án.
10. Hệ thống các phòng khám offline và ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến – Startup Med247
Một trong số nhà sáng lập của dự án Med247 là bác sĩ có nhiều năm công tác khám chữa bệnh.
Công ty khởi nghiệp y tế Med247 vừa nhận tài trợ vòng hạt giống từ Quỹ KK Fund của Singapore. Khoản đầu tư hiện chưa được tiết lộ. Đồng sáng lập Med247 – Trương Tuấn cho biết sẽ sử dụng dòng tiền để ra mắt phòng khám và phát triển nền tảng quản lý qua ứng dụng. Startup cũng lên kế hoạch mở rộng đến nhiều địa điểm khác nhằm tiếp cận thêm người dùng.
Hoạt động theo mô hình online-to-offline (OCO), Med247 gồm hệ thống các phòng khám offline và ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến. Theo đó, người dùng sau khi khám, chữa bệnh trực tiếp tại các phòng khám sẽ được hỗ trợ điều trị qua ứng dụng.
11. Nền tảng kết nối nhãn hàng với KOL – Startup Minet
Minet gây ấn tượng với hội đồng chuyên môn nhờ lấn sân thị trường Thái Lan, Indonesia, doanh thu 100.000 USD mỗi tháng.
Trình bày đầu tiên tại buổi biểu diễn công nghệ AI và Smart Solution trong khuôn khổ Ngày hội công nghệ Việt Nam (AI4VN), Minet giới thiệu là startup có gần 2 năm xuất hiện trên thị trường. Startup này kết nối nhãn hàng với người ảnh hưởng nhỏ và siêu nhỏ trên các mạng xã hội châu Á từ đó tạo ra hoạt động marketing hiệu quả.
Minet ra đời từ năm 2018, mở rộng sang Thái Lan và Indonesia. Dựa trên công nghệ AI và học máy, Minet giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng người nổi tiếng làm gương mặt đại diện cho sản phẩm, tạo thu hút tới khách hàng. Các chiến dịch của team có khả năng tác động lên hàng chục nghìn người cùng một lúc với chi phí tiết kiệm hơn nhiều cách làm marketing truyền thống.
12. FastGo cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe VinFast
Hợp tác giữa VinFast và ứng dụng gọi xe đem đến nhiều ưu đãi cho tài xế và người dùng vừa ký sáng nay (15/8) tại Hà Nội.
Theo đó, giai đoạn đầu VinFast sẽ cung cấp 1.500 chiếc xe Fadil cho FastGo và các đối tác tài xế của FastGo theo hình thức thuê hoặc mua với giá ưu đãi. Giai đoạn hai sẽ hướng tới mẫu xe cao cấp hơn thuộc dòng Lux của VinFast.
Thông qua FastGo, các đối tác tài xế có thể đặt mua hoặc thuê xe VinFast Fadil với mức giá ưu đãi. Các tài xế sử dụng xe Fadil cũng sẽ nhận được những ưu đãi từ VinFast và FastGo, như ra vào, dừng đỗ, đón trả khách tại các cơ sở của Tập đoàn Vingroup; nhận thưởng, chiết khấu hay cam kết doanh thu lên đến 25 triệu mỗi tháng.
Khách hàng khi sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng xe VinFast trên ứng dụng gọi xe FastGo cũng sẽ được hưởng ưu đãi về giá khi sử dụng các dịch vụ tại hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup.
Ông Nguyễn Hữu Tuất – sáng lập và Chủ tịch HĐQT FastGo chia sẻ: “Việc hợp tác với VinGroup giúp FastGo tạo ra sự khác biệt trên thị trường gọi xe, đem đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với dòng xe Fadil”.
13. Nhóm du học sinh Haiti làm trợ lý ảo nhắc lịch uống thuốc
Giám khảo tại cuộc thi AI tại Hà Nội ngày 14/7 ấn tượng với trợ lý ảo dùng nền tảng video call, nhận diện thuốc theo đơn của nhóm sinh viên từ Haiti.
14. Trợ lý ảo giúp người già, dạy tiếng Anh tại cuộc thi về AI
Tại cuộc thi Hackathon Vietnam AI Grand Challenge, AI được ứng dụng trong nhiều dự án hữu ích từ giáo dục, y tế, giao vận, thậm chí cả chống xâm hại tình dục.
15. Startup lắp tay điện miễn phí, tạo việc làm cho người khuyết tật
Dự án Uplift của Vulcan Augmetics bước vào giai đoạn lắp đặt tay giả, đào tạo công việc cho người khuyết tật đồng thời thu hút hơn 2.000 USD gây quỹ cộng đồng.
Trở về từ cuộc thi quốc tế Chivas Venture với vị trí Top 5 startup được cộng đồng yêu thích và Top 10 quán quân chung cuộc, Vulcan Augmetics tiếp tục bận rộn với chặng tiếp theo. Dự án UpLift của startup bước vào giai đoạn lắp đặt tay điện và đào tạo kỹ năng cho người khuyết tật ở khu vực TP HCM.