Khi chúng ta lần đầu kinh doanh, không còn làm công ăn lương nữa, bạn phải tự làm việc cho chính mình. Lúc này bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức phía trước.
Mình muốn tâm sự, chia sẻ với những anh/em lần đầu kinh doanh hay khởi nghiệp để chuẩn bị cho mình hàng trang đủ và vượt qua các rào cản, thách thức này
1. Quản lý bản thân khi kinh doanh:
Đây là keyword siêu siêu khó. Không phải ai cũng có thể làm tốt điều này.
Tại sao chúng ta lại phải quản lý bản thân?
Vì trước đây, khi làm cho một doanh nghiệp hay một môi trường nào đó. Thì chúng ta đã có những quy cũ, những giám sát hay những nội quy của doanh nghiệp đó. Lúc này chúng ta theo luồng và dễ dàng áp dụng theo, không bị sao nhãng hay bị lâm vào trạng thái “trượt dài” trong việc quản lý bản thân.
Nhưng khi mà chúng ta tự làm cho chính mình, có những anh/em lúc này sẽ cày, nổ lực siêu lớn. Có một số anh/em bị trượt dài, nhất là những giai đoạn đầu tiên sẽ cực kỳ khó, thường chúng ta sẽ không làm ra tiền và bị những trở ngại đầu tiên và khiến chúng ta bị “trượt dài”, bị chán nản và lúc này chúng ta sẽ:
-Không muốn làm việc
-Không muốn dậy sớm
-Không muốn cày cuốc nữa
-Hay sẽ nản đi nhiều lần
Điều này cực kỳ nguy cơ và quản lý bản thân cũng tương tự như việc quản lý thời gian. Anh/em phải trang bị cho mình kỹ năng này và phải có ý thức để chuẩn bị cho nó.
“Nếu không, việc kinh doanh hay khởi nghiệp của bạn sẽ thất bại ngay từ lúc ban đầu”
XEM THÊM KHÓA HỌC MIỄN PHÍ: Cách Quản Lý Thời Gian Để Làm Việc Siêu Hiệu Suất
2. Quản lý tinh thần:
Khi chúng ta có tinh thần thoải mái, sức khoẻ dồi dào, năng lượng tràn đầy thì lúc này chúng ta sẽ làm việc hiệu quả, hiệu suất và sẽ tốt rất nhiều trong giai đoạn ban đầu này.
Nếu bạn có một tinh thần không thực sự thoải mái, sức khoẻ không đủ tốt thì lúc này rất khó để chúng ta có thể tự làm, cày cuốc hay cố gắng, nổ lực cho giai đoạn ban đầu.
“Vì bạn đã tự làm cho chính mình rồi”
Giống như ở vấn đề đầu tiên mình đã có chia sẻ đó là nếu mình không quản lý được bản thân hay bị “trượt dài” lúc này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần hay kéo tinh thần đi xuống.
Chúng ta phải hiểu, nhận thức rõ và đây là chuyện hiển thiên và có thể xảy ra. Vì thế lúc này chúng ta phải làm sao để có thể duy trì được trạng thái minh mẫn, khoẻ khoắn và năng lượng nhất có thể. Đừng để bị rối ren, không thoái mái hay minh mẫn, bạn sẽ không thể nào có thể đối mặt hay vượt qua những thử thách ban đầu được. “Cố gắng fix lại trạng thái”
3. Rèn luyện sức khoẻ
Có thói quen luyện tập, chơi thể thao
Vận động để có một cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần thoái mái.
Quan trọng là nhận thức của bạn, tinh thần mong muốn sức khoẻ thì bạn sẽ làm điều mình cần. Luôn tích cực để có năng lượng tốt nhất có thể.
4. Không gian làm việc khi khởi nghiệp:
Thông thường nếu ra khởi nghiệp hoặc kinh doanh riêng. Bạn sẽ làm việc ở những môi trường không thực sự tốt như trước đó. Vì có thể bạn sẽ phải làm việc ở nhà, ở phòng trọ, ở quán cà phê, … và những không gian này sẽ không thực sự thoải mái, sẽ có một vài bất cập hay bạn sẽ bị sao nhãng và rất khó để tập trung hay làm việc hiệu quả cũng như là duy trì nhịp cày cuốc theo tinh thần khởi nghiệp “14 – 16 tiếng mỗi ngày”.
Vì thế, anh/em nên trang bị và chủ động tạo cho mình một không gian đủ, một không gian có thể giúp bạn thoái mái, không bị ảnh hưởng và duy trì được nhịp để có thể giúp anh/em sáng tạo hơn, làm việc hiệu suất và đúng như mong muốn là tốt nhất.
5. Thu nhập và chi phí khi kinh doanh:
Khi anh/em làm nhân sự hay làm công ăn lương trước đó. Chúng ta làm cả ngày, tối về có thể thư giãn và chi phí sẽ thấp hơn so với việc anh/em làm kinh doanh hay khởi nghiệp.
Sẽ có rất nhiều khoản chi phí “ngầm”, những khoản chi phí phát sinh vì hoạt động hay tính chất công việc không cố định sẽ khác hoàn toàn so với việc anh/em làm nhân sự.
Giả sử như ngày trước anh/em làm nhân sự nhận lương 10.000.000 thì bây giờ anh/em làm cho chính mình với khoản lương này chắc chắn là sẽ “vỡ mồm”. Tức là nó phải cỡ 15.000.000 hoặc 20.000.000 trở lên thì mới có thể đảm bảo một chút cân bằng, vì khi khởi nghiệp hay kinh doanh thì chi phí và khả năng sử dụng tiền của mình sẽ rất nhiều.
Lúc này, chẳng ai trả lương cho bạn và thu nhập của bạn sẽ “không hề ổn định” một chút nào. Có những giai đoạn hay một số tháng thì thu nhập có thể lên vài chục triệu hay vài trăm triệu. Nhưng sẽ có những tháng anh/em sẽ có thể không nhận được “đồng nào” và thậm chí là phải bù lỗ cho những giai đoạn đó.
“anh/em phải đối mặt với điều này”
Trước khi làm kinh doanh hay khởi nghiệp thì anh/em đã có những khoản tích luỹ, có những số vốn ban đầu để có thể đối mắt ở những giai đoạn khó khăn và bù lỗ. Vì thế anh/em phải cân nhắc và lưu ý về vấn đề này, khi làm cho chính mình thì chi phí sẽ lớn hơn gấp nhiều lần.
6. Đối mặt với sự cô đơn:
Điều này, chắc chắn chúng ta sẽ gặp trong quá trình kinh doanh hay khởi nghiệp. Những khó khăn trong kinh doanh, những trở ngại ban đầu thì sẽ không có ai giúp đỡ mình cả, mình phải tự vượt qua. Hay sẽ có những lúc chúng ta sẽ phải ngồi một mình, đôi khi chúng ta phải tự trò chuyện với chính mình và nhiều lúc cảm thấy mình như “tự kỉ”.
Thường thì những lúc này, những giai đoạn này sẽ không ai chơi với bạn, trò chuyện và thông thường chúng ta sẽ mất dần đi các mối quan hệ trước đó. Vì thời gian này chúng ta dành nhiều thời gian, tâm trí cho công việc và lúc này làm cho chính mình thì sẽ không có nhiều đồng nghiệp như trước đây.
“Chúng ta sẽ cô đơn, hãy làm quen và đối mặt với điều này”
Nếu quá cô đơn hay cảm thấy hơi cô độc, anh/em có thể đi ra ngoài, cà phê chém gió. Lên các cộng đồng, những nơi để anh/em có thể giao lưu, lúc này sẽ có những sự đồng cảm và nhận được những lời khuyên đắt giá.
Mình hay nhắc đi nhắc lại câu nói là “vạn sự khởi đầu nan”. Tức là giai đoạn đầu sẽ cực kỳ khó, vì thế anh/em phải cố gắng cày, cố gắng vượt qua, với trạng thái “cày, cày và cày” thì lúc này anh/em sẽ được và nhận nhiều hơn.
Vì thông thường, khi đi làm thuê thì chúng ta sẽ hơi hời hợt và với trạng thái không tập trung. Nhưng khi làm cho chính mình thì hãy cày, thay vì là 8 tiếng mỗi ngày thì là 10, 12, 14 tiếng mỗi ngày để có thể bù vào những khoảng thiếu hụt và dần chúng ta sẽ nhận được những “quả ngọt” sau này.
Và điều quan trọng cuối cùng là anh/em phải chuẩn bị tâm thế đối mặt, sẵn sàng với những rào cản và thách thức trong kinh doanh & khởi nghiệp.
====================
Thanks PHAN TOÀN đã soạn lại nội dung từ video này của mình trên channel: (đã tặng 1 backlink ngon). Kaka